Danh mục

Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.80 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ ở trường mầm non là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của nhà quản lí tới các lực lượng giáo dục, trẻ em và các điều kiện hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở trường mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình92 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH Trần Thị Quỳnh Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ ở trường mầm non là sự tác động có chủ đích, có căn cứ khoa học, hợp quy luật và phù hợp các điều kiện khách quan của nhà quản lí tới các lực lượng giáo dục, trẻ em và các điều kiện hỗ trợ nhằm phát huy sức mạnh các nguồn lực giáo dục, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia các hoạt động ở trường mầm non. Từ khóa: Quản lí hoạt động giáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Nhận bài ngày 10.5.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.6.2020 Liên hệ tác giả: Trần Thị Quỳnh; Email: ttquynh@gmail.com1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tai nạn, thương tích (TNTT) nói chung và TNTT ở trẻ em nói riêng đang trở thànhmột vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Chính vì vậy Chính phủđã chỉ đạo các ban ngành hữu quan như: Bộ Y tế, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em,…phối hợp tích cực với các tổ chức Quốc tế như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF)nâng cao hiệu quả công tác phòng tránh TNTT cho trẻ em [1]. Phòng tránh TNTT là phòngtránh những nguy cơ, nguyên nhân dẫn tới TNTT, làm tổn thương đến thể xác và tinh thầncủa con người. Phòng tránh TNTT ở trường mầm non là giáo viên (GV), nhà trường, phụhuynh phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, tạo môitrường an toàn cho trẻ vui chơi, học tập [2].2. NỘI DUNG2.1. Tai nạn, thương tích ở trẻ mầm non, nguyên nhân và phương pháp, hình thứcgiáo dục phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ mẫu giáo * TNTT thường gặp đối với trẻ mẫu giáo ở trường mầm non là: Các tai nạn do ngã;đuối nước; ngộ độc; do vật sắc nhọn; ngạt; bỏng,...TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020 93 * Nguyên nhân gây nên TNTT ở trẻ em: Có nhiều nguyên nhân gây TNTT ở trẻ em,trong đó có ba nhóm nguyên nhân cơ bản: - Nguyên nhân từ phía người lớn Các tai nạn thường gặp tại trường mầm non, nguyên nhân thường là do GV chưa có kĩnăng cung cấp cho trẻ kiến thức tự phòng tránh TNTT, không biết tránh xa các nơi nguyhiểm, trèo leo, đánh nhau, cấu, cắn bạn, sờ vào ổ điện, tự bật các thiết bị điện, vấp ngã,chạy nhảy, dẫm vào vật sắc nhọn, đập vỡ đồ chơi,… [2]. - Yếu tố môi trường Khuôn viên nhà trường: trường gần đường có nhiều người qua lại; cầu thang lên xuốngtrơn trượt; phòng học xuống cấp; công tắc, phích cắm để trong tầm với của trẻ; các côngtrình vệ sinh ẩm ướt, trơn trượt; các thùng chứa nước không có nắp đậy; cống rãnh thoátnước không có nắp đậy; các loại tủ không được kê chắc chắn; bàn, ghế bị hỏng, bị hở đinh,xếp đặt không gọn gàng; các loại đồ chơi (hột hạt nhỏ, đồ chơi bằng nhựa bị vỡ hỏng); kéothủ công sắc, nhọn... đều có thể gây nguy cơ mất an toàn cho trẻ. - Một số nguyên nhân khác Liên quan đến TNTT ở trẻ em bao gồm việc kiểm soát, quản lí việc trông giữ trẻ ở cáctrường mầm non tư thục còn thiếu chặt chẽ. Rất nhiều nơi trông giữ trẻ, trường mầm non tưthục được mở ra không có giấy phép, GV, người trông trẻ thiếu kinh nghiệm, chưa đượcđào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ, chưakiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về an toàn trong trường học, chưa có cácbiện pháp xử phạt rõ ràng. * Phương pháp giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non: - Phương pháp quan sát: Là phương pháp tổ chức cho trẻ tri giác có mục đích, có ýthức các tranh ảnh, lô tô, clip,... những tình huống thực tế giúp trẻ nhận biết các TNTT cóthể gặp phải trong cuộc sống, trên cơ sở đó trẻ có ý thức phóng tránh TNTT. - Phương pháp trò chơi: Là phương pháp GV, người chăm sóc trẻ cho trẻ thamgia thực hành, trải nghiệm những tình huống giả định về những nguy cơ gây TNTTqua đó hình thành ở trẻ kĩ năng phòng tránh TNTT. - Phương pháp kể chuyện: GV, người chăm sóc trẻ kể trẻ nghe về những tình huốngthực tế (kèm hình ảnh minh họa) về những TNTT nhằm giáo dục trẻ ý thức phòng tránhTNTT. * Hình thức giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Giáodục phòng tránh TNTT cho trẻ ở trường mầm non thường được diễn dưới những hình thứccơ bản sau đây: - Thông qua hoạt động vui chơi; - Thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh; - Thông qua hoạt động góc;94 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI - Thông qua hoạt động KPKH.2.2. Khái quát về tình hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: