Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản lý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung thường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết bị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế.Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải được điều chỉnh:......
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí nhà vệ sinh trên cơ sở cộng đồngThiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn------------------------------------------------------------------------------------------------------------- QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG==============================================================5.1 VẤN ĐỀ Có nhiều khu vực đông người (như trường học, chợ, sân vận động, nhàvăn hóa nông thôn,…) hoặc điều kiện kinh tế nghèo nàn, đất đai khó khăn, nơitạm cư như các khu có thiên tai (lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, …), ta khó có thể xâynhà vệ sinh cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình được mà phải xây dựng một loạtnhà vệ sinh cộng đồng hoặc nhà vệ sinh tập thể, nhà vệ sinh công cộng(communal sanitation).Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quảnlý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chungthường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiếtbị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế.Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốnkém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phảiđược điều chỉnh: như vận động bỏ thói quen đi đồng, đi trên sông, trên ao, … bừabãi. Tâm lý làm nơi vệ sinh tạm bợ, qua quít cũng tồn tại khá phổ biến. Một số nơingại tốn kém, phiền phức. Một số nơi biết tận dụng nguồn phân và nước tiểu đểlàm phân bón nhưng chưa biết cách ủ hoai một cách vệ sinh khiến thỉnh thoảngdịch bệnh có cơ hội bùng phát và gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng nhà vệsinh còn có ý nghĩa: • Tính văn hóa: Việc xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân nông thôn có cơ hội hưởng thêm tiện nghị cuộc sống, phần nào có tính thẩm mỹ, sạch sẽ vệ sinh, tăng cường quan hệ cộng đồng. • Giảm các khó khăn cho người dân: nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên không được thuận tiện như thiếu nguồn nước, vùng mưa lũ hoặc hạn hán. Hạn chế việc phải đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối, … • Có thể giúp tăng thu nhập - giảm chi phí sản xuất: nhờ cách tận dụng nguồn chất thải của con người, các gia đình nông dân có thể làm phân compost để bón cây, lấy khí biogas, nuôi cá, nuôi trùn cho gà vịt, …. • Môi trường sạch hơn: Nhờ có nhà vệ sinh xây dựng đúng cách, việc ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí giảm đáng kể giúp môi trường sạch hơn.5.2 CÁC XEM XÉT KHI QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG Khi quy hoạch bố trí nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể cần có sự tham khảochung cho cả cộng đồng, đặc biệt là các vùng có nhiều tập quán, trình độ văn hóavà nhận thức về môi trường khác nhau. Việc phối hợp giữa chính quyền, nhà kỹthuật, nhà kinh tế, chuyên gia về y tế và cộng đồng tạo điều kiện các bên hiểu biếtvà thông cảm nhau hơn trước khi có được kết luận cuối cùng. Sơ đồ các bước điđến quyết định sau cùng như hình 5.1. Trong giai đoạn thiết kế nhà vệ sinh tậpthể, cần lưu ý các điểm sau:--------------------------------------------------------------------------------------------------------- 72Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔNThiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Đảm bảo có đủ chỗ cho nhu cầu vệ sinh cho mọi người. Mức thiết kế tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và tài chính nhưng không được quá 20 người cho mỗi nhà vệ sinh trong trường hợp khẩn cấp và tạm bợ. • Nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể phải đặt tại vị trí thuận lợi cho đa số người sử dụng. • Cần riêng biệt chỗ cho bên nam và bên nữ. Cần thiết phải có chữ và hình chỉ dẫn để dễ phân biệt. Đôi khi có nơi ưu tiên cho người tàn tật (Hình 5.2). • Phải thiết kế các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn phải có một cánh cửa có then gài bên trong cho tiện kín đáo khi có người sử dụng. • Lưu ý các thuận lợi sử dụng cho trường hợp đêm tối, khi mưa bão, cho người đau ốm, người gia, trẻ em, … • Có đủ nước để bảo đảm cho việc dội rửa sau mỗi lần sử dụng. • Có đủ ánh sáng. • Nên nhớ là hầm chứa ở nhà vệ sinh tập thể thường khó nâng cấp, không cần thiết phải thiết kế quá lớn, quá tốn kém, … Vấn đề này tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của cộng đồng. • Nếu thuê được các lao công phụ trách vệ sinh nên trả lương khá cho họ để khuyến kích họ làm tốt công việc của mình. • Người phụ trách quản lý cộng đồng nên kiểm tra định kỳ nhà vệ sinh và các thiết bị đi kèm để đảm bảo sự bảo dưỡng tốt. • Phải có hệ thống tiêu thoát nước thải sau nhà vệ sinh. Bảng 5.1: Các số liệu cần thu thập khi xây dựng nhà vệ sinh cộng đồng Lãnh vực Loại số liệu • Sự thay đổi nhiệt độ theo mùa • Sự thay đổi luồng gió và tốc độ gió theo mùa Khí tượng - Thủy văn • Phân bố lượng mưa trong năm • Chất lượng nước sông, ngập lũ, biến động thủy triều • Địa chất thủy văn • Bản đồ vị trí, địa hình • Tính chất đất nền Vị trí công trình • Khoảng cách đến các công trình, nhà cửa khác • Các nguồn vật liệu xây dựng • Dân số hiện tại và dự kiến cho ít nhất 5 năm sau • Mật độ và phân bố dân cư theo nghề nghiệp • Loại nhà của cư dân (giàu, trung bình, nghèo) • Tình hình sức khoẻ dân cư (theo tuổi) Dân sinh - kinh tế • Các mức độ thu nhập ...