Bài viết trình bày tổng quan về tài liệu số nội sinh. Phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí và khai thác nguồn tài liệu số nội sinh tại Thư viện trường Đại học Phú Yên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lí và khai thác nguồn tài liệu số nội sinh tại Thư viện Trường Đại học Phú YênQUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI LIỆU SỐ NỘI SINH TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Trần Công Khoa1, Trần Văn Tàu2 Tóm tắt: Bài viết trình bày tổng quan về tài liệu số nội sinh. Phân tích thực trạngvà đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí và khai thác nguồn tài liệu sốnội sinh tại Thư viện trường Đại học Phú Yên. Từ khóa: Tài liệu số, tài liệu nội sinh, thư viện, Đại học Phú Yên. 1. Mở đầu Trường Đại học Phú Yên (ĐHPY) là một trường đại học công lập đào tạo đa ngành,đa lĩnh vực, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh Phú Yên vàkhu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Hàng năm, Nhà trường đào tạo hàng ngàn sinhviên, học viên ở các trình độ và loại hình đào tạo khác nhau. Trải qua hơn 52 năm hìnhthành và phát triển, trường ĐHPY đã có những bước phát triển trong hoạt động đào tạovà nghiên cứu khoa học (NCKH), đã sản sinh ra một khối lượng tài liệu có giá trị. Nguồntài liệu này được gọi là tài liệu nội sinh hay còn gọi là tài liệu xám (Gray literature), lànguồn tài liệu thu được qua các kênh đặc biệt và không thể thu được qua các kênh pháthành chính thức và kiểm soát thư mục thông thường. Nguồn tài liệu nội sinh ngày càngtăng nhanh về số lượng và chất lượng, nội dung phản ánh đầy đủ và có tính hệ thống vềnhững thành tựu và tiềm năng khoa học của Nhà trường, đồng thời là nguồn tài liệu họctập quan trọng, có nhiều giá trị, phục vụ đắc lực cho việc học tập, nghiên cứu và giảngdạy của giảng viên, học viên và sinh viên. Việc xây dựng, quản lí và khai thác tốt nguồntài liệu số nội sinh sẽ góp phần vào việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và NCKHcủa trường ĐHPY, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số. 2. Nội dung 2.1. Tổng quan về tài liệu số nội sinh 2.1.1. Khái niệm Trong hoạt động thông tin thư viện, tài liệu nội sinh được dùng để chỉ các tài liệuđược hình thành trong quá trình hoạt động của tổ chức, các hoạt động khoa học kĩ thuật,nghiên cứu, học tập của cơ quan, viện nghiên cứu và các trường đại học. Số hóa tài liệu là quá trình chuyển các dạng dữ liệu/tài liệu truyền thống như cácbản viết tay, bản in trên giấy, hình ảnh, dữ liệu toàn văn sang dữ liệu trên máy tính vàđược nhận biết như tài liệu ban đầu. Hay nói cách khác, số hóa tài liệu là hình thứcchuyển đổi các tài liệu truyền thống bên ngoài thành dạng tài liệu số mà máy tính có thểhiểu được. Sản phẩm sau khi số hóa tài liệu chính là nguồn tài nguyên số, là dữ liệu sốđược máy tính nhận biết đúng định dạng và được sử dụng trên máy tính.1. Thạc sĩ, Trường Đại học Phú Yên2. Tiến sĩ, Trường Đại học Phú Yên 35QUẢN LÍ VÀ KHAI THÁC NGUỒN TÀI LIỆU SỐ NỘI SINH ... Bộ sưu tập số là một tập hợp có tổ chức nhiều tài liệu đã được số hóa dưới nhiềuhình thức khác nhau về một chủ đề. Tuy mỗi loại hình tài liệu có sự khác nhau về cáchthể hiện nhưng đều cung cấp một giao diện đồng nhất, qua đó các tài liệu có thể truy cập,tìm kiếm và sử dụng dễ dàng. Tài liệu số nội sinh là tập hợp những tài liệu được tạo nênbởi một đơn vị hoặc tổ chức nào đó như luận án, luận văn, khóa luận, giáo trình, sáchtham khảo, đề tài NCKH,… đã được công bố. 2.1.2. Thành phần của tài liệu số nội sinh Tài liệu số nội sinh là các tài liệu không được công bố rộng rãi, không có mặt trêncác kênh phát hành, phân phối truyền thống, được lưu hành trong nội bộ cơ quan, đơnvị, trường học. Thường có nội dung chuyên sâu về một ngành, lĩnh vực và ít chịu sự tácđộng của các yếu tố thương mại. Trường đại học là cái nôi đào tạo nguồn nhân lực có chấtlượng cao, trong quá trình hoạt động, đào tạo, nhà trường đã tạo ra khối lượng tài liệu lớn,có giá trị được gọi là tài liệu nội sinh. Nguồn tài liệu này đã phản ánh đầy đủ, có hệ thốngvề các thành tựu và định hướng phát triển của trường. Với ý nghĩa đó, nguồn tài liệu sốnội sinh và các chính sách phát triển nguồn tin này thu hút sự quan tâm của các thư việntrường đại học nói chung và Thư viện trường ĐHPY nói riêng. Xét về mặt tính chất củaquá trình tạo ra tài liệu số nội sinh trong trường ĐHPY có thể chia thành hai loại như sau: - Tài liệu số nội sinh phản ánh kết quả học tập, đào tạo: Luận án, luận văn, khóaluận, giáo trình. - Tài liệu số nội sinh phản ánh kết quả hoạt động NCKH: Đề tài NCKH, kỷ yếu,tập san. 2.1.3. Ý nghĩa của tài liệu số nội sinh Tài liệu số nội sinh tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi người dùng tin sử dụng, bởivì nó không bị giới hạn về không gian và thời gian, cung cấp nguồn học liệu quan trọngđể triển khai các hoạt động đào tạo, NCKH của giảng viên, viên chức và sinh viên trongquá trình nghiên cứu giảng dạy và học tập. Đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả trong quátrình sử dụng. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ một bản tài liệu số nội sinh cùng l ...