Trong bối cảnh quản lý các khoản thu từ đất có nhiều thay đổi về chế độ, chính sách, có tác động trực tiếp đếncông tác nghiệp vụ như: Triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, xoá bỏ thuế nhà đất, về quy trình thủ tục có những điều chỉnh thay đổi. Các chính sách được đề ra đều rất chú trọng đến tính tổng thể, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục. Vì vậy, một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ 2 địa phương này là cơ sở để phân tích tìm hiểu và đề ra ra những phương hướng trong việc nâng cao công tác quản lý các khoản thu từ đất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý các khoản thu từ đất: Bài học kinh nghiệm từ Nam Định và Hải Dương
QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪ ĐẤT:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NAM ĐỊNH VÀ HẢI DƯƠNG
TS. Hoàng Mạnh Hùng
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Tóm tắt
Quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm tại Việt Nam.
Thực tiễn công tác quản lý các khoản thu từ đất của 2 Cục Thuế tỉnh Nam Định và tỉnh
Hải Dương cho thấy, cách quản lý nguồn thu từ đất ở mỗi tỉnh đều có những điểm mạnh
riêng. Trong bối cảnh quản lý các khoản thu từ đất có nhiều thay đổi về chế độ, chính
sách, có tác động trực tiếp đếncông tác nghiệp vụ như: Triển khai thực hiện Luật thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp, xoá bỏ thuế nhà đất, về quy trình thủ tục có những điều chỉnh
thay đổi. Các chính sách được đề ra đều rất chú trọng đến tính tổng thể, có tầm nhìn dài
hạn và toàn cục. Vì vậy, một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ 2 địa phương này là
cơ sở để phân tích tìm hiểu và đề ra ra những phương hướng trong việc nâng cao công
tác quản lý các khoản thu từ đất.
Từ khóa: Quản lý thu từ đất, Kinh nghiệm Nam Định, Hải Dương, Chi cục Thuế…
1. Kinh nghiệm công tác quản lý các khoản thu từ đất của Cục Thuế tỉnh Nam Định
Nam Định nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía Tây Bắc giáp tỉnh
Hà Nam, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp tỉnh Ninh Bình, phía
Đông Nam giáp biển Đông.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh tính đến năm 2016 là 1.652,6 km2, bao gồm 9 huyện và
1 thành phố trực thuộc Tỉnh. Thành phố Nam Định là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh
tế của Tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 85 km về phía Nam tính theo đường cao tốc Pháp Vân -
Ninh Bình và đường bộ mới Nam Định - Phủ Lý.
Nam Định nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của Tam giác tăng trưởng Hà Nội -
Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào cai - Hà Nội - Hải
Phòng, hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế ven
vịnh Bắc Bộ (QL1, QL10, QL21), đường biển và hệ thống sông ngòi thuận lợi cho giao lưu
kinh tế. Đặc biệt chỉ cách thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòngkhoảng gần 90 km - đó là
những thị trường tiêu thụ rộng lớn (nhất là nông sản thực phẩm và lao động), đồng thời
cũng là trung tâm hỗ trợ đầu tư, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ và
cung cấp thông tin cho NamĐịnh.
Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện thuận lợi cho Nam Định phát triển sản xuất hàng
hoá quy mô lớn và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong vùng, cả nước và
quốc tế. Đồng thời, cũng là một thách thức lớn đối với Nam Định trong điều kiện cạnh
tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
435
Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý, thu thuế theo lộ trình cải cách
và hiện đại hóa ngành Thuế, ngành Thuế Nam Định đã đạt được nhiều điểm nhấn quan
trọng và rất đáng tự hào. Đặc biệt là công tác quản lý các khoản thu từ đất ngày càng đạt
hiệu quả cao, số thu được tăng lên theo từng năm đã góp phần tích cực vào việc hoàn
thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước của tỉnh, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần
quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển, vào sự nghiệp
công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh Nam Định. Ngành thuế Nam Định đã tăng cường
công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách thuế và các
khoản thu từ đất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của nhân dân,
đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh; Tham mưu cho Uỷ ban nhân
dân tỉnh thực hiện việc giao đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy
định của Luật đất đai năm 2013, nhằm đảm bảo công khai minh bạch, tăng thu ngân sách
cho nhà nước; Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ
đất; Hoàn thiện bộ máy, bố trí cán bộ có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý các
khoản thu từ đất. Tăng cường phối hợp với các sở, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố trong thực hiện dự án của các nhà đầu tư. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh
tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng; quy hoạch phát triển các khu; quy hoạch sử
dụng đất; quy hoạch khu nhà ở, khu đô thị và khu thương mại phục vụ công nhân. Tăng
cường kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện
và xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm Luật Đất đai và pháp luật có liên quan. Số thu
thuế từ đất đai của tỉnh Nam Định giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 được thể hiện:
Bảng 1.1: Số thu thuế từ đất đai của tỉnh Nam Định (2014-2017)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Lệ phí
Thuế TN
trước
Nhà đất từ
Thuê Thu tiền bạ nhà,
STT Năm (Thuế SD CNBĐS Tổng
đất SD Đất đất và
ĐPNN) (Thuế CQ
thu
SDĐ)
khác
1 2014 16.920 30.010 325.119 5.610 2.350 380.009
2 2015 18.267 24.637 445.349 2.856 1.945 493.054
3 2016 19.602 25.448 612.727 3.308 2.060 663.145
4 2017 19.300 52.491 706.757 5.906 2.570 787.024
Nguồn: Cục Thuế tỉnh ...