Quản lý doanh nghiệp: Đầu tàu hay con cua
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý doanh nghiệp: Đầu tàu hay con cua Quản lý doanh nghiệp: Đầu tàu hay con cua Từ bỏ gánh nặng quản lý theo “đầu tàu” và phát huy ưu điểm của mô hình “con cua”, nhà quản lý sẽ tạo được sức mạnh tổng thể trong doanh nghiệp. Vận dụng ưu điểm của mô hình “con cua” vào quản lý sẽ giúp nhà lãnh đạo phát huy tối đa khả năng đóng góp của nhân viên. Ai cũng biết con cua có 8 chân và 2 cái càng. Mặc dù chỉ di chuyển theo chiều ngang, nhưng mỗi lúc di chuyển, 8 chân và 2 càng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và đồng bộ. Nếu không may mất 1, 2 càng hoặc chân sự di chuyển của chúng cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Nếu ví doanh nghiệp là con cua, lãnh đạo là 2 càng, các phòng ban và nhân viên là những cái chân, thì hoạt động doanh nghiệp chắc chắn sẽ rất nhịp nhàng và đồng bộ. Vậy tại sao chúng ta không vận dụng ưu điểm của con cua vào việc quản lý nhằm phát huy tối đa khả năng đóng góp của từng cá nhân, phòng ban vào sự phát triển chung của doanh nghiệp? Gánh nặng quản lý kiểu “đầu tàu” Hiện, có không ít doanh nghiệp Việt Nam quản lý theo mô hình “đầu tàu”, trong đó, lãnh đạo đóng vai trò đầu tàu, kéo theo toàn bộ toa tàu phía sau. Có trường hợp lãnh đạo đi nhanh quá, nhân viên theo không kịp, hoặc do nhân viên đi quá chậm, khiến khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên ngày càng lớn hơn. Điều này tạo ra một thói quen xấu: chỉ khi lãnh đạo đốc thúc, thì nhân viên mới làm việc. Vì thế, một khi lãnh đạo đi công tác xa, hay có việc gì bất ngờ, thì mọi hoạt động đều bị đình truệ. Trong một doanh nghiệp, lãnh đạo vừa xác định hướng, vừa chạy mở đường, vừa kéo theo một nhóm nhân viên phía sau, sẽ không thể nào chạy nhanh và cũng không đủ sức để tham gia cuộc chạy đua đường dài. Có những lúc lãnh đạo thiếu sang suốt, chắc chắn đầu tàu sẽ chạy lệch, dẫn đến toàn bộ nhân viên đều đi trật “đường ray”. Và đến khi lãnh đạo muốn tìm người thay thế mình, thì không có ai có thể đứng ra đảm đương công việc. Một doanh nghiệp mà sự phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào một số cá nhân, sẽ có những rủi ro nhất định và trên hết là không thể hiện đúng chức năng thật sự của lãnh đạo. Đó là vai trò nâng cao tầm quan trọng và vị thế của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp để đóng góp của họ ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, ở một số doanh nghiệp, lại xuất hiện trường hợp ngược lại: mỗi nhân viên, mỗi phòng ban cứ mạnh ai nấy chạy, không nhịp nhàng, không cùng một hướng, dẫn đến tình trạng người chạy nhanh phải chờ người chạy châm, hoặc cứ đủng đỉnh đi, mặc cho đối thủ cạnh tranh bỏ xa mình. Những thói quen như thế đã đi voà cuộc sống hang ngày của doanh nghiệp, buộc nhà lãnh đạo phải chọn mô hình quản lý theo kiểu “đầu tàu”, nếu không sẽ khó đưa hoạt động doanh nghiệp vào nề nếp. Cách quản lý này chỉ có ưu điểm trong một giai đoạn nhất định và đến một lúc nào đó, sẽ xuất hiện những hạn chế như đã đề cập ở trên. Lúc này, vận dụng những quản lý theo mô hình “con cua” lại phát huy tác dụng. Lãnh đạo phải bố trí công việc phù hợp với sở trường của từng nhân viên, tạo cơ hội để họ phát triển và tự khẳng định mình. Thông qua công việc cụ thể, lãnh đạo sẽ nắm rõ năng lực từng người để phát huy điểm mạnh của họ. Bản thân nhân viên, quan rèn luyện, sẽ trở nên vững vàng hơn, có thể gánh vác bớt trách nhiệm của lãnh đạo. Nếu trong doanh nghiêp, không tìm được người có năng lực phù hợp thì phải tuyển từ bên ngoài. Đó chính là quá trình tạo ra những cái chân con cua vững chắc, có thể đảm đương những công việc quan trọng nhằm đảm bảo hoạt động nhịp nhàng của doanh nghiệp. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để các phòng ban, nhân viên phối hợp với nhau một cách đồng bộ. Ưu thế của mô hình “con cua” Muốn làm được điều này, doanh nghiệp phải tập luyện. Cách hiệu quả nhất là lên kế hoạch làm việc rõ rang, đồng bộ, chuyên nghiệp cho từng cá nhân, từng phòng ban và toàn doanh nghiệp. Đối với cá nhân, cuối mỗi ngày làm việc, mỗi người nên dành ra 5 phút để viết kế hoạch, các nhân viên sẽ tiết kiệm được 1 giờ làm việc, kết quả đạt được sẽ cao hơn, mức độ năng động của mỗi cá nhân và doan nghiệp cũng được nâng lên. Kế hoạch làm việc rõ rang sẽ giúp mỗi người nhận ra điểm mạnh của mình thông qua việc so sánh mục tiêu và kết quả đạt được. Từ đó, bằng cách tổ chức công việc theo thế mạnh, mỗi người sẽ có đóng góp cao nhất cho doanh nghiệp. Đối với kế hoạch từng phòng ban và cho cả doanh nghiệp, thì mức độ đòi hỏi sẽ cao hơn. Khi mỗi bộ phận lập kế hoạch, phải đảm bảo tính chính xác và khả thi trong việc đặt ra mục tiêu; từ mục tiêu xác định những công việc cần làm theo tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng, quan hệ nhân quả, thứ tự ưu tiên; đối với mỗi công việc, phải làm rõ lợi ích của chúng, bộ phận hay cá nhân nào sẽ thực hiện, bộ phận nào sẽ hỗ trợ (phải có sự phân công công việc, trách nhiệm, quyền hạn rõ rang), phương pháp thực hiện (cách tiếp cận vấn đề, quy trình thực hiện, phương pháp dự phòng nếu có), thời gian thực hiện (khi nào bắt đầu, kết thúc, thời gian chậm trể cho phép, những thi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm tâm lý nghệ thuật sống kinh nghiệm lãnh đạo kỹ năng quản lýGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 777 13 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 422 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 385 0 0 -
Giáo trình Kỹ năng lãnh đạo, quản lý: Phần 1
88 trang 379 0 0 -
27 trang 324 0 0
-
48 nguyên tắc chủ chốt của quyền lực -nguyên tắc 47
17 trang 311 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 307 0 0 -
'Mẹo' vượt trội trong môi trường làm việc nhiều nam
4 trang 301 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 292 0 0 -
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NHẬT
15 trang 236 0 0 -
Nghệ thuật sống - Cổ học tinh hoa
530 trang 230 0 0 -
11 trang 225 0 0
-
Bộ câu hỏi kiểm tra kỹ năng giao tiếp của bạn (Có đáp án)
19 trang 225 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 224 0 0 -
3 trang 218 0 0
-
Tìm hiểu Thuật Xử Thế Của Người Xưa
15 trang 211 0 0 -
10 câu trả lời 'ăn điểm' khi đi phỏng vấn
2 trang 208 0 0 -
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 208 0 0 -
Những điều cần phải biết trên hành trang đời người
5 trang 205 0 0 -
35 trang 193 1 0