Đề tài "Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường đại học" được thực hiện chủ yếu bởi phương pháp tổng quan tài liệu chuyên ngành và phân tích định tính. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp thư viện số hóa của trường đại học nhằm làm rõ sự biến đổi của quản lý giáo dục theo xu thế tri thức số hóa và trở thành quản lý giáo dục số hóa. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường đại học QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ HÓA: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THƯ VIỆN SỐ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Lê Ngọc Hùng*Tóm tắt Đổi mới căn bản, toàn diện quản lý giáo dục đại học và quản trị đại học phải tính đến các đổi mới trong tri thức nhất là tri thức số hóa. Từ đó, bài viết tập trung làm rõ các vấn đề như tri thức số hóa, thư viện số, các hướng phát triển thư viện số và quản lý giáo dục đại học. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra giải pháp: đổi mới quản lý giáo dục từ “không số” sang quản lý giáo dục số hóa. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu bởi phương pháp tổng quan tài liệu chuyên ngành và phân tích định tính. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên được sử dụng trong nghiên cứu trường hợp thư viện số hóa của trường đại học nhằm làm rõ sự biến đổi của quản lý giáo dục theo xu thế tri thức số hóa và trở thành quản lý giáo dục số hóa. Từ khóa: Tri thức số hóa; Thư viện số; Giáo dục số hóa; Quản lý giáo dục số hóa.1. Đặt vấn đề Trong xã hội loài người, tri thức trở thành một loại sức mạnh và một loại quyền lực đặcbiệt mà một số tác giả gọi là “nguồn lực vô hình”, “nguồn vốn vô hình”1 (Drucker, 1995),“quyền lực mềm”, “quyền lực thông minh”2 (Nye, 2010). Trong giáo dục, tri thức dưới dạngsách là nhà giáo thứ hai, sau nhà giáo thứ nhất là thầy giáo, cô giáo trực tiếp giảng dạy mặtđối mặt với người học là học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh. Ngày nay, dưới tácđộng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tri thức được “số hóa” và loại “tri thức sốhóa” tiếp tục phát huy sức mạnh của loại quyền lực không chỉ giải thích thế giới mà làm biếnđổi thế giới một cách nhanh chóng và khó lường. Quản lý giáo dục cũng không tránh khỏisự ảnh hưởng của Cách mạng 4.0, trong đó tri thức số hóa vừa là công cụ, phương tiện vàvừa là đối tượng của quản lý giáo dục trong thế kỷ 21. Bài viết này tập trung làm rõ nhữngbiểu hiện của tri thức số hóa gắn với những biến đổi trong quản lý giáo dục trên thế giới vàvận dụng vào thực tiễn đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và quản lý giáo dụcđại học nói riêng ở Việt Nam. Luận điểm cơ bản của bài viết này là tri thức được số hóa làm thay đổi căn bản cả mụctiêu, nội dung, hình thức, phương pháp quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục đạihọc nói riêng. Quản lý giáo dục “không số” trước đây trở thành quản lý giáo dục số hóa* Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội; Điện thoại: 0904110197; Email: hungxhh@gmail.com.1 Peter Drucker (1995). Xã hội hậu tư bản, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Hà Nội, 1995.2 Joseph S. Nye, Jr (2010). Tương lai của quyền lực, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016, Tr.37.Phần 3: TƯƠNG LAI CỦA GIÁO DỤC VIỆT NAM: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC... 453ngày nay. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý giáo dục vẫn được nghiên cứu và triển khai theocác cách tiếp cận lý thuyết quản lý dựa vào tri thức chưa số hóa, tri thức không số hóa củanửa đầu thế kỷ 20 trở về trước. Điều này đặt ra vấn đề nghiên cứu cấp thiết về tri thức số hóavà ảnh hưởng, tác động của nó đến quản lý giáo dục, nhất là quản lý giáo dục đại học. Giảthuyết khoa học định hướng thực tiễn của báo cáo này là đổi mới căn bản, toàn diện quảnlý giáo dục đại học và quản trị đại học1 đòi hỏi phải tính đến các đổi mới trong tri thức nhấtlà tri thức số hóa. Điều này có nghĩa là quản lý giáo dục phải đi đầu trong việc áp dụng cóhiệu quả các thành tựu của số hóa tri thức, nhất là tri thức khoa học để đảm bảo nâng caochất lượng giáo dục và đào tạo.2. Phương pháp nghiên cứu Báo cáo dựa vào phương pháp luận hệ thống tổng quát để làm phân tích mối tươngtác giữa tri thức số hóa và những đổi mới trong quản lý giáo dục đại học trong bối cảnh hộinhập thế giới và Cách mạng 4.0. Cụ thể, để làm rõ vấn đề nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra,báo cáo sử dụng phương pháp tổng quan tài liệunghiên cứu chuyên về thông tin - thư việnsố hóa2và các tài liệu liên quan làm rõ các khái niệm, các hình thức và cơ chế biểu hiện của trithức số hóa. Những biến đổi mới trong quản lý giáo dục cũng chủ yếu được phân tích từ gócđộ lý thuyết. Phương pháp tổng quan tài liệu và phân tích định tính này có thể giúp phát hiệnnhững vấn đề mới đòi hỏi phải có những nghiên cứu định lượng để đo lường, đánh giá chínhxác về những biến đổi trong quản lý giáo dục3. Một nghiên cứu lý luận như vậy là rất quantrọng và cần thiết để góp phần phát triển các khoa học giáo dục trong đó có khoa học quản lýgiáo dục. Thật nghịch lý là giáo dục Việt Nam thường bị phê phán là quá nặng lý thuyết vànhẹ thực hành kỹ năng, trong khi cả lý luận và thực tiễn khoa học giáo dục và khoa học quảnlý giáo dục lại cho thấy điều ngược lại. Cả hai khoa học này dường như đang bị mắc kẹt tro ...