Danh mục

QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA TRẺ TỰ KỶ

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 59.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các phương pháp theo hướng Phân tích hành vi chủ yếu dựa trên những nguyên tắc khoa học về hành vi giúp trẻ có được cách thể hiện mang tính xã hội và giảm được những hành vi có vấn đề. Việc can thiệp theo hướng phân tích hành vi cho trẻ tự kỷ tập trung chủ yếu vào dạy những đơn vị hành vi được chia nhỏ một cách có hệ thống. Vì hầu hết các trẻ tự kỷ đều không thể hiện được những kỹ năng thông thường và tương đối đơn giản như: nhìn vào mắt người khác,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA TRẺ TỰ KỶ QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA TRẺ TỰ KỶ 1. Can thiệp hành vi theo hướng phân tích hành vi (ABA) Các phương pháp theo hướng Phân tích hành vi chủ yếu dựa trên những nguyên tắc khoa học về hành vi giúp trẻ có được cách thể hiện mang tính xã hội và giảm được những hành vi có vấn đề. Việc can thiệp theo hướng phân tích hành vi cho trẻ tự kỷ tập trung chủ yếu vào dạy những đơn vị hành vi được chia nhỏ một cách có hệ thống. Vì hầu hết các trẻ tự kỷ đều không thể hiện được những kỹ năng thông thường và tương đối đơn giản như: nhìn vào mắt người khác, giao tiếp và tương tác xã hội… Do vậy, những kỹ năng này cần được chia thành các bước nhỏ hơn để dạy. Trong quá trình dạy chủ yếu sử dụng các tình huống dạy một - một. Bắt đầu mỗi bước dạy, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu hoặc gợi ý thật cụ thể. Đôi khi có thể nhắc cho trẻ (ví dụ như cầm tay trẻ) để giúp trẻ bắt đầu thực hiện. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là việc nhắc hay gợi ý trẻ cũng cần được cân nhắc và phải giảm dần để tránh cho trẻ trở nên thụ động và phụ thuộc vào các gợi ý đó. Sau mỗi lần trẻ thực hiện xong cần phải củng cố bằng cách khen thưởng cho trẻ. Mục đích chủ yếu ở đây là tạo cho trẻ một môi trường học vui vẻ và thoải mái. Một mục tiêu nữa là dạy trẻ cách phân biệt các kích thích khác nhau. Ví dụ như phân biệt tên của mình trong số các âm thanh, lời nói khác nhau; phân biệt màu sắc, hình dạng, các con chữ, con số; phân biệt hành vi phù hợp và không phù hợp… Không củng cố khi trẻ thể hiện những hành vi có vấn đề (ví dụ như hờn dỗi kéo dài, hành vi rập khuôn, tự kích thích…). Thêm vào đó, trẻ cần được giúp đỡ để được tham gia vào những tình huống có hành vi phù hợp nhằm tránh cho trẻ lại thể hiện những hành vi không mong muốn. Việc dạy trẻ cũng cần phải linh hoạt, các tiết dạy cần lặp đi lặp lại nhiều lần. Ban đầu tiết dạy có thể lặp đi lặp lại thường xuyên cho tới khi trẻ có thể tự mình thực hiện được. Việc thể hiện hành vi của trẻ cần được ghi lại và đánh giá theo những tiêu chí cụ thể và khách quan. Ngoài ra, chúng còn cần được biểu đồ hóa để cha mẹ hay giáo viên của trẻ có thể nắm được một cách khái quát sự phát triển của trẻ và giúp họ điều chỉnh chương trình dạy. Mỗi trẻ cũng như mỗi kỹ năng cần dạy lại yêu cầu một chương trình dạy và quy định thời gian tiết dạy khác nhau. Do vậy, mỗi trẻ cần một cách chỉ dẫn khác nhau, phụ thuộc vào các bước thực hiện kỹ năng và cách học tập của từng trẻ. 2. Những điều cần lưu ý trong can thiệp hành vi. 2.1. Hiểu về khuyết tật của trẻ Vấn đề hành vi hầu như nằm ngoài khả năng kiểm soát của trẻ. Do vậy điều đầu tiên là cha mẹ phải hiểu trẻ cũng như khuyết tật của trẻ và phải chấp nhận thực tế bởi vì sự bắt buộc hay trừng phạt trẻ sẽ chẳng đem lại hiệu quả cần thiết. Không nên phê bình hay phạt trẻ vì những điều mà trẻ không làm được. Cha mẹ nên hiểu và phân biệt được một cách rõ ràng những gì trẻ “không thể làm” và những gì trẻ “không làm” vì hầu hết những trẻ này không cố tình thể hiện những hành vi không mong muốn. 2.2. Suy nghĩ và làm việc một cách tích cực vì trẻ Cần cho trẻ biết được những điều sẽ xảy ra sau khi trẻ thể hiện hành vi. Các hình thức củng cố cần được thực hiện nhiều hơn khi trẻ tỏ ra hợp tác. Vì trong nhiều trường hợp nếu trẻ không nhận được chú ý từ phía giáo viên, cha mẹ, trẻ sẽ cố gắng thể hiện hành vi để được chú ý. Nếu được củng cố đúng lúc một cách phù hợp, trẻ sẽ có nhiều khả năng học được một hành vi mong muốn. Cụ thể là: - Tạo sự khen thưởng bất ngờ với hành vi của trẻ - Khen trẻ ngay lập tức - Đưa ra lời khen thật cụ thể và có mục đích rõ ràng - Khen một cách tích cực - Khen thưởng bằng lời nói đi kèm với các biểu lộ trên khuôn mặt như cười, nhìn vào mắt trẻ. - Có thể có những hành vi khác như xoa đầu, ôm hay hôn trẻ đi kèm với lời khen. - Đừng chỉ khen những khi trẻ biểu hiện hành vi một cách hoàn hảo. Hãy khen và củng cố bất cứ khi nào ta cảm thấy trẻ có thể thành công. - Hãy khen bất cứ khi nào ta thấy trẻ có biểu hiện hành vi mong muốn. - Khen trẻ trước mặt trẻ khác. Luôn tạo và duy trì mối quan hệ tích cực với trẻ. Cha mẹ cần cố gắng tạo ra một hoạt động thú vị và tham gia vào hoạt động này cùng với trẻ càng thường xuyên càng tốt, ít nhất một hoặc hai lần mỗi tuần. 2.3. Giao tiếp rõ ràng. Các trẻ này cần sử dụng giao tiếp hay các chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng. Các chỉ dẫn cần phải rõ ràng, chính xác và được củng cố thường xuyên. Những chỉ dẫn cho trẻ nên được đưa ra dưới dạng câu khẳng định hơn là câu phủ định. Ví dụ nên nói “Hãy đặt chân xuống sàn” thay vì “con không được đặt chân lên bàn”. Trong quá trình dạy trẻ cần phải biết chắc chắn là trẻ đã nắm được các quy tắc và những gì trẻ cần phải làm theo. Cụ thể là: - Giữ lấy vai của trẻ để trẻ có thể ngồi yên trong khi đưa ra lời chỉ dẫn - Nhìn vào mắt trẻ - Nói rõ ràng, chính xác. - Liên tục yêu cầu trẻ chú ý và làm theo chỉ dẫn - Cần lưu ý những biện pháp như la mắng, làu bàu, giận dữ, tranh cãi… sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. - Yêu cầu trẻ nhắc lại yêu cầu vừa được đ ...

Tài liệu được xem nhiều: