QUẢN LÝ NGUỒN LỰC BUỒNG MÁY
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUẢN LÝ NGUỒN LỰC BUỒNG MÁY QUẢN LÝ NGUỒN LỰC BUỒNG MÁY Bài 1: KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ NGUỒN LỰC BUỒNG MÁY • Quản lý: Quản lý là một hành động hay việc làm nhằm đưa các cá nhân hay t ổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung. Công việc quản lý, (theo Henri Fayol, một nhà lý luận quản lý người Pháp) bao gồm 5 nhiệm vụ: - Xây dựng kế hoạch: Xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai và lên kế hoạch hành động. - Tổ chức: Sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch, phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp. - Chỉ huy, chỉ đạo: Đưa ra các yêu cầu, động viên và hướng dẫn đường lối thực hiện. Trong quá trình thực hiện để hoàn thành mục tiêu chung, kế hoạch và tổ chức có thể được điều ch ỉnh cho phù hợp với tình hình hiện tại. - Phối hợp, liên kết: Người làm công việc quản lý ph ải bi ết k ết h ợp các thành viên hoặc tổ chức với nhau nhằm hỗ trợ bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện mục tiêu chung. - Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch. Kế hoạch có thể bị thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra giám sát. • Quản lý nguồn lực buồng máy Quản lý nguồn lực buồng máy là quản lý về con người trong cơ cấu tổ chức buồng máy, tức là quản lý về nhân lực. Quản lý nguồn lực buồng máy là sự khai thác và s ử dụng ngu ồn nhân lực buồng máy một cách hợp lý và hiệu quả. Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của buồng máy. Do đó, việc khai thác tốt nguồn lực này là một v ấn đ ề quan trọng trong việc khai thác và vận hành hệ động lực tàu thu ỷ một cách an toàn, hiệu quả và đảm bảo bảo vệ môi trường một cách hữu hiệu. Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi phải có sự hiểu biết về con ng ười ở nhiều khía cạnh và quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nguồn lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của công việc. 1.2 KHÁI NIỆM VỀ CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ • STCW78/95 STCW là những tiêu chuẩn về huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho người đi biển. (Standards of Training, Certification and Watchkeeping for seafares). Công ước quốc tế về những tiêu chuẩn huấn luy ện, cấp ch ứng ch ỉ và trực ca cho người đi biển (STCW) nhằm xác lập tiêu chuẩn năng lực đối với thuyền trưởng, các sỹ quan và người trực ca trên những đội tàu biển. STCW đã được thông qua vào năm 1978 tại hội nghị của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) ở Luân đôn và có hiệu lực vào năm1984. Do có nhiều hạn chế nên Công ước này đã được sửa đổi một cách đáng kể vào năm 1995. Hiện nay đã có 133 thành viên tham gia công ước, đại diện cho khoảng 98% tấn trọng tải tàu trên toàn thế giới. STCW78/95 bao gồm 2 phần: Phần A và ph ần B, mỗi phần g ồm 8 chương. Phần A trình bày về các tiêu chuẩn phải theo, còn phần B trình bày các hướng dẫn để thực hiện các tiêu chuẩn đó. Trình tự các chương như sau: Chương 1: Những tiêu chuẩn liên quan đến những trang bị chung. Chương 2: Những tiêu chuẩn liên quan đến Thuyền trưởng và các sỹ quan boong. Chương 3: Những tiêu chuẩn liên quan đến bộ phận Máy. Chương 4: Những tiêu chuẩn liên quan đến bộ phận Radio. Chương 5: Những tiêu chuẩn liên quan đến các yêu cầu đối với con người trên những loại tàu đặc biệt (tàu dầu, tàu chở hoá chất, tàu chở khí hoá lỏng). Chương 6: Những tiêu chuẩn liên quan đến sự cố, an toàn ngh ề nghiệp, y tế và chức năng sinh tồn. Chương 7: Những tiêu chuẩn liên quan đến các chứng chỉ t ương đương. Chương 8: Những tiêu chuẩn liên quan đến việc trực ca. • MARPOL MARPOL (Marine Pollution) là Công ước Quốc tế về ngăn ng ừa ô nhiễm do tàu gây ra. Công ước này đã được h ội ngh ị Quốc t ế v ề ô nhiễm biển do IMO tổ chức vào năm 1973. Vào năm 1978, Công ước này đã được sửa đổi bổ sung bằng nghị định thư và đã được Tổ chức Hàng hải Quốc tế thông qua. • SOLAS (Safety of life at sea): Công ước Quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS) đã được hội nghị quốc tế do IMO tổ ch ức thông qua ngày 01 tháng 11 năm 1974 và có hiệu lực vào ngày 25 tháng 5 năm 1980. Đ ến nay, Công ước đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với tình hình hiện tại. • ISM code (International Safety Management code): Các công ty khác nhau đều có hệ thống quản lý an toàn riêng nhưng mục đích của bộ luật quản lý an toàn đều giống nhau, đó là: - Nhằm khai thác một cách an toàn, hiệu quả con tàu cũng như các trang thiết bị buồng máy. - Bảo vệ môi trường. Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế được lưu giữ tại Công ty quản lý tàu và toàn bộ các con tàu thuộc công ty đó. Bài 2: NGUYÊN TẮC TRỰC CA VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC SỸ QUAN MÁY 2.1 NGUYÊN TẮC TRỰC CA ĐỐI VỚI CÁC SỸ QUAN MÁY (STCW95 - Phần A – Chương 8 - Mục 3-2) Các sỹ quan trực ca máy là người đại diện cho máy trưởng, có nhi ệm vụ cơ bản là khai thác một cách an toàn, hiệu quả và bảo dưỡng toàn bộ máy móc tác động đến sự an toàn của con tàu, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, vận hành và thử, khi được yêu cầu, tất cả các máy móc và thiết bị theo nhiệm vụ của trực ca. • Bố trí sắp xếp ca trực: - Việc bố trí trực ca của các sỹ quan máy trong bất kỳ thời gian nào phải thỏa đáng sự hoạt động an toàn của tất cả các máy móc ở cả chế độ tự động và bằng tay, và phải thích hợp với tình huống và điều kiện thông thường. - Khi quyết định bố trí ca trực của các sỹ quan máy có thể bao gồm cả các thợ máy có năng lực thích hợp, sẽ phải tính đến: 1. Loại tàu, chủng loại và tình trạng kỹ thuật của máy móc. 2. Giám sát một cách thỏa đáng bất kỳ lúc nào sự hoạt động an toàn và hiệu quả của toàn bộ máy móc. 3. Bất kỳ một chế độ hoạt động đặc biệt nào đã được thông báo về tình trạng khai thác như thời tiết, băng giá hoặc nước bẩn. 4. Năng lực và kinh ngh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn Lực Buồng máy CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ bộ phận Máy bộ phận Radio hệ thống quản lý an toànGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Công ước Quốc tế liên quan đến đóng tàu và an toàn hàng hải: Phần 1
186 trang 123 3 0 -
13 trang 93 0 0
-
Nghị quyết số 197/NQ-CP năm 2024
1 trang 62 0 0 -
Giáo trình Công ước Quốc tế liên quan đến đóng tàu và an toàn hàng hải: Phần 2
206 trang 51 3 0 -
14 trang 47 0 0
-
34 trang 42 1 0
-
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966
21 trang 39 0 0 -
Báo cáo tiểu luận: Việt Nam và công ước môi trường quốc tế
31 trang 32 0 0 -
2 trang 29 0 0
-
Các công ước quốc tế về vận tải hành không
7 trang 27 0 0 -
2 trang 27 0 0
-
15 trang 25 0 0
-
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ ĐỂ THỐNG NHẤT MỘT SỐ QUY TẮC VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
9 trang 23 0 0 -
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR, 1966): Phần 1
101 trang 22 0 0 -
Công ước Vienna - the Multi modal Vienna Convention
51 trang 22 0 0 -
Tác động của hội nhập quốc tế với mối quan hệ giữa nhà nước và hội ở Việt Nam hiện nay
11 trang 21 0 0 -
Các quyền kinh tế xã hội và văn hóa và giới thiệu công ước quốc tế: Phần 1
101 trang 20 0 0 -
Hỏi - đáp về Di sản văn hóa Việt Nam: Phần 1
68 trang 20 0 0 -
Công ước về đa dạng sinh học năm 1992
21 trang 20 0 0 -
Tài liệu tôn giáo, tín ngưỡng với di sản văn hóa ở Việt Nam
154 trang 20 0 0