Danh mục

Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường trên thế giới và ở Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.90 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu trình bày khái niệm về môi trường và làm rõ hình thức quản lý nhà nước về môi trường, khái quát về phân công quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, phân công quản lý nhà nước về môi trường tại một số nước trên thế giới và quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường trên thế giới và ở Việt Nam QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Giới thiệu “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.1 Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xác định rõ chủ thể là Nhà nước, bằng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách Kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia.2 Như vậy có thể nhận thấy rằng Quản lý Nhà nước về môi trường xét về bản chất khác với những hình thức quản lý khác như: Quản lý môi trường do các tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm; Quản lý môi trường dựa trên cơ sở cộng đồng; quản lý môi trường có sự tham gia…., Hình thức quản lý Nhà nước về môi trường chủ yếu là điều hành và kiểm soát. Bên cạnh phải đối mặt với những vấn đề môi trường toàn cầu thì Việt Nam cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết và thích ứng với những vấn đề môi trường nội tại như: Tác động của biến đổi khí hậu; suy thoái và ô nhiễm các thành môi trường đất, nước, không khí; suy giảm đa dạng sinh học; suy giảm chất lượng môi trường sống của cộng đồng. Từ thực tiễn nêu trên, khi tìm hiểu về tình hình nghiên cứu vấn đề pháp lý của đề tài, có thể nhận thấy đây là một lĩnh vực đã được các học giả và các nhà khoa học nghiên cứu. Song các kết quả còn chưa phong phú. Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường trên thế giới và ở Việt Nam” đã được thực hiện với những mục tiêu sau đây:  Tìm hiểu về phân công quản lý trong lĩnh vực môi trường  Tìm hiểu về phân công quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường tại một số nước trên thế giới và tại Việt Nam  Phân tích những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam và giải pháp kiến nghị. 2. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề tài sử dụng nhiều phương pháp có tính chọn lọc để phù hợp với phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu. Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong Luật học như: phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, so sánh, đối chiếu các quy định. Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp dựa trên các kết quả của các công trình nghiên cứu, các sách, báo và các tạp chí khoa học. Trên cơ sở có thể rút ra những kết luận, nhận định của đề tài. 3. Khái quát về phân công quản lý trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường Trong lý luận về tiếp cận cách thức quản lý, có ba mô hình chính thường được áp dụng trên thế giới, bao gồm các mô hình mệnh lệnh, tự nguyện và dựa trên thị trường. Mỗi một mô hình đều có những ưu nhược điểm riêng, song đều có thể áp dụng trong quản lý tài nguyên và môi trường, dù có thể ở những mức độ khác nhau. Phương thức mệnh lệnh thì thường đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, các cá nhân phải đáp ứng được những yêu cầu hành chính đã được đặt ra. Phương thức kinh tế có những điểm chung với phương thức mệnh lệnh, song điểm khác biệt là ở chỗ những yêu cầu đặt ra thì dựa trên các lí do kinh tế, thị trường. Phương thức tự nguyện thì dựa nhiều vào ý thức tự giác, thông 1 2 Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 – Điều 3, Khoản 1. Giáo trình Luật Môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân năm 2011. qua tuyên truyền, giáo dục và vận động để thuyết phục người khác. Thực tế đã chứng minh rằng không một phương thức nào là tối ưu cho mọi tình huống, và việc chọn lựa các phương thức cho các tình huống cụ thể hay việc phối hợp giữa các mô hình là một lựa chọn hiệu quả hơn. Chẳng hạn, nếu như mục đích chính của chúng ta là đòi hỏi một/một số hành vi cụ thể nào đó cần phải được thực hiện, thì mô hình mệnh lệnh xem ra là thích hợp, như cấp phép hay cấm một loại hoạt động nào đó, hay ra quyết định buộc người gây ô nhiễm phải khắc phục các thiệt hại môi trường… Nhưng nếu chúng ta muốn khuyến khích một/một số hành vi nào đó, việc áp dụng nhiều phương pháp một lúc sẽ thích hợp hơn. Bởi vậy, lựa chọn cách thức quản lý nào còn phải phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể. Không có câu trả lời chung cho mọi câu hỏi. Phân công vai trò và trách nhiệm trong quản lý, cũng giống như trong các lĩnh vực khác, đóng một vị trí lớn trong hoạt động quản lý tài nguyên và môi trường. Bên cạnh việc phân định vai trò giữa trung ương và địa phương, giữa mô hình tập trung và phân cấp, thì việc xác định nhiệm vụ của mỗi cơ quan trong từng lĩnh vực cũng là điều rất cần thiết. Chẳng hạn, trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường có rất nhiều nhóm lĩnh vực nhỏ hơn có thể phân ra như: quản lý tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch và sử dụng đất, các vấn đề nông nghiệp, kiếm soát ô nhiễm… Thông thường, để thuận tiện cho hoạt động quản lý, mỗi nhóm lĩnh vực này sẽ do các cơ quan khác nhau phụ trách. Tuy nhiên, một hệ quả rất khó tránh khỏi đó là sự phân công như vậy sẽ dẫn tới sự cạnh tranh và xung đột về thẩm quyền giữa các cơ quan. Thí dụ như cùng một loại tài nguyên, có thể cùng chịu sự quản lý giữa cơ quan môi trường và cơ quan thương mại. Vậy thì việc phân định vai trò và phối hợp giữa các cơ quan sẽ là rất hữu ích trong những trường hợp như vậy. Phần tới chúng ta sẽ xem xét tới kinh nghiệm quốc tế trong việc làm rõ vai trò và trách nhiệm của các cơ quan khác nhau trong quản lý tài nguyên và môi trường. 4. Phân công quản lý nhà nước về môi trường tại một số nước trên thế giới Việc phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý các cấp trên thế giới thường đi theo hai con đường: tập trung và phân quyền. Lựa chọn thứ hai thường được sử dụng nhiều hơn trong quản lý môi trường do tận dụng tốt hơn các hiểu biết và nguồn lực địa phương. Tuy nhiên, cũng có khi phải cần tới tiếp cận tập trung hóa, nhất là các chương trình tập trung ở cấp độ quốc gia. Các nước trên thể giới thường tiếp cận hỗn hợp hai cách thức, song có những đặc thù riêng của mỗi nước trong vấn đề này. Bảng: Cách tiếp cận trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: