Danh mục

Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thừa Thiên Huế đã được biết đến như một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước, với đặc thù về tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và những ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho Thừa Thiên Huế, nhưng hiện nay ngành Du lịch vẫn chưa thực sự phát huy lợi thế này. Vì vậy, việc nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương trong cả nước. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài viết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Thừa Thiên HuếTạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205Tập 126, Số 5C, 2017, Tr. 5–20; http://dx.doi.org/10.26459/hueuni-jed.v126i5C.4364QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀNTHỪA THIÊN HUẾVõ Thị Thu Ngọc*Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt NamTóm tắt: Ngành Du lịch có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng gópngày càng nhiều vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Vì vậy, việcnâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chiếnlược phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương trong cả nước. Đã từ lâu Thừa Thiên Huế đã được biếtđến như một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước, với đặc thù về tàinguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và những ưu đãi khác do thiên nhiên ban tặng cho Thừa ThiênHuế, nhưng hiện nay ngành Du lịch vẫn chưa thực sự phát huy lợi thế này. Vì vậy, việc nghiên cứu thựctrạng và đề ra những giải pháp thiết thực để nâng cao vai trò quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự pháttriển ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển bền vững, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồngthời góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh là yêu cầu cần thiết. Bài viết sửdụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia, phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để đánhgiá nội dung: Quản lý Nhà nước về du lịch ở Thừa Thiên Huế.Từ khoá: Quản lý nhà nước về du lịch, phát triển bền vững, Thừa Thiên Huế1Một số khái niệm và nội dung quản lý nhà nước về phát triển du lịchbền vữngPhát triển du lịch bền vững luôn là chủ đề được các quốc gia quan tâm và đòi hỏi phảiquản lý tất cả các dạng tài nguyên du lịch theo cách có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cácdịch vụ du lịch, phát triển kinh tế, xã hội trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá riêng, đadạng hoá sinh học và giữ được môi trường đảm bảo cho sự phát triển của thế hệ tương lai.Hiện nay có khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến khái niệmphát triển du lịch bền vững và quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững. Cụ thểnhư:Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có Martin Oppermann và Kye Sung Chon(1997) với nghiên cứu “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển).Medlik (1995) với nghiên cứu “Managing Tourism” (Quản lý Du lịch). Nghiên cứu tập trung vàonhững nội dung chính sau: “Tương lai – Phân tích – Kế hoạch”. Và một số lý thuyết như: “Lýthuyết phân bổ doanh nghiệp trong phát triển lãnh thổ” của Schoon (1990); Peroux (1994) với “Lýthuyết cực phát triển”; “Lý thuyết điểm trung tâm” của Christaller (1993)… các lý thuyết này đềuđánh giá vai trò quan trọng của chính quyền địa phương cho phát triển kinh tế nói chung…Công trình trong nước tiêu biểu có Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước (2000) củaông Phạm Trung Lương “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”;* Liên hệ: ngoc.ktct@gmail.comNhận bài: 17–07–2017; Hoàn thành phản biện: 25–08–2017; Ngày nhận đăng: 30–8–2017Võ Thị Thu NgọcTập 126, Số 5C, 2017tác giả Nguyễn Đình Hoè (2001) với cuốn sách “Du lịch bền vững”, tác giả Trịnh Đăng Thanhvới Luận án tiến sĩ (2004) “Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở ViệtNam hiện nay”; tác giả Nguyễn Mạnh Cường với Luận án tiến sĩ (2015) “Vai trò của chínhquyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình”…Dưới góc độ nghiên cứu và tư duy của từng tác giả, quan niệm về du lịch bền vững cũngnhư quản lý nhà nước về du lịch được diễn giải khá đa dạng.Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt độngdu lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâmđến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xãhội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn văn hoá, đa dạng sinh học, sựphát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”Theo Machado (2003): “Du lịch bền vững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại củakhách du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của cácthế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụthuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”Các quan điểm trên cho thấy mục đích chính của phát triển du lịch bền vững là để 3 trụcột của du lịch: Kinh tế – Văn hóa xã hội – Môi trường được phát triển một cách đồng đều vàhài hoà.Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng: bí quyết để phát triển du lịchbền vững là Nhà nước ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: