Danh mục

Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp hướng đến phát triển bền vững: Trường hợp quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 377.58 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này đã đề xuất quy trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã với những nội dung cụ thể cần thực hiện ở các bước để công tác này đạt hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp hướng đến phát triển bền vững: Trường hợp quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở CẤP HUYỆN, XÃ ThS Đoàn Thị Thủy* ThS Đoàn Thị Vân** TÓM TẮT Quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho lao động nông thôn ở cấp huyện là công tác rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn hướng tới phát triển bền vững. Phần lớn người lao động của Việt Nam vẫn ở khu vực nông thôn, vì thế cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn giúp người lao động nông thôn có việc làm nâng cao mức sống. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã vẫn còn nhiều hạn chế, kể cả quy trình thực hiện công tác hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động ở cấp huyện, xã cũng có nhiều bước, nhiều vấn đề chưa thực hiện tốt, chưa phù hợp. Bài viết này đã đề xuất quy trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn ở cấp huyện, xã với những nội dung cụ thể cần thực hiện ở các bước để công tác này đạt hiệu quả. Từ khóa: Quản lý nhà nước; GDNN; lao động nông thôn; quy trình quản lý dạy nghề. 1. Đặt vấn đề Việt Nam hiện nay đang có cơ cấu dân số vàng, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam bị đánh thấp. Việt Nam đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng, điều này đang gây khó khăn, thách thức trước yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam. Mục tiêu của Chính phủ là trong vòng 5 năm tới sẽ tăng quy mô tuyển sinh, đào tạo hệ thống GDNN lên gấp đôi, 10 năm tới sẽ tăng quy mô lên gấp 3. Tổng cục GDNN cũng đặt ra mục tiêu cho năm 2021 phải tuyển sinh 2,5 triệu người; trong đó, cao đẳng 260 nghìn người, trung cấp, 340 nghìn người, sơ cấp và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác 1.900 nghìn người (Tổng cục GDNN, 29/12/2020). Như vậy, để có thể đạt được mục tiêu trên thì nhà nước cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý về GDNN ở tất cả các cấp. Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2). * Trường Đại học Văn Hiến. ** 176 - Theo Tổng cục GDNN (14/11/2020), 65% tổng số lao động của Việt Nam là làm nông nghiệp, ở nông thôn, tuy nhiên chỉ 1/4 trong số này qua đào tạo. Như vậy nguồn nhân lực Việt Nam ở khu vực nông thôn vẫn chiếm phần lớn nhưng qua đào tạo lại rất ít, vì thế công tác quản lý nhà nước về GDNN ở cấp huyện, xã càng cần phải được chú trọng hơn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn nhằm giúp lao động nông thôn nhanh chóng thích nghi được với sự thay đổi của thời đại và tạo việc làm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 2. Cơ sở lý thuyết về quản lý nhà nước về GDNN cho lao động nông thôn Quản lý Nhà nước về GDNN Là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước. Trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động GDNN; các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý về lĩnh vực GDNN của NN từ trung ương đến cơ sở tiến hành thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định và được nhà nước ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp GDNN để thỏa mãn nhu cầu GDNN của nhân dân thực hiện tốt mục tiêu GDNN của nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước (Đỗ Thị Thanh Hiền, 2017). Trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN Theo Điều 3 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, thì Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về GDNN trên địa bàn. Cũng theo Điều 7 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện quản lý nhà nước về GDNN theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phát triển GDNN trên địa bàn huyện. Trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN mà cấp Huyện thực hiện gồm: Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp và chủ trương xã hội hóa sự nghiệp GDNN trên địa bàn. Tổ chức công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động GDNN (Khoản 6 và 7 Điều 6 Nghị định số 15/2019/NĐ-CP). Trách nhiệm quản lý nhà nước về GDNN mà cấp Xã thực hiện (Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT) gồm: – Phổ biến các chính sách, quy định về dạy nghề cho lao động nông thôn; cung cấp các thông tin về quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, các thông tin về nghề đào tạo, điều kiện của nghề học, địa chỉ nơi làm việc sau khi học; cơ sở đủ điều kiện tham gia dạy nghề chủ lao động nông thôn để người lao động nông thôn biết, tự lựa chọn nghề học phù hợp; – Thống kê số lao động nông thôn có nhu cầu thực tế cần học nghề trên địa bàn xã; nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh - 177 doanh, dịch vụ trên địa bàn; tuyên truyền, tư vấn cho lao động nông thôn lựa chọn nghề học phù hợp; đề xuất danh mục nghề đào tạo, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn. – Hàng năm, xây dựng kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn. – Phối hợp với các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy nghề cho lao động nông thôn để tuyển lao động nông thôn học nghề đủ điều kiện. – Tổ chức kiểm tra, giám sát việc dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã. – Lập danh sách theo dõi, thống kê số người đã học nghề, số người có việc làm theo từng hình thức, số hộ thoát nghèo, số hộ trở thành hộ khá, số người chuyển sang làm công nghiệp, dịch vụ sau khi học nghề trên địa bàn xã. – Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể của xã, thôn tham gia vào việc tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn và giám sát các lớp dạy nghề ở xã. 3. Phương pháp nghiên cứu Phân tích này chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp: số liệu có liên đến GDNN từ các báo cáo, các tổng k ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: