Danh mục

Quản lý phát triển bền vững trong cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ chính sách của chính phủ

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.22 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Quản lý phát triển bền vững trong cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ chính sách của chính phủ" tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam thời gian qua ở khía cạnh phát triển bền vững, từ đó đưa ra các gợi ý về mặt chính sách của chính phủ nhằm tăng cường công tác quản lý đối với nội dung này. Các phương pháp mô tả, so sánh, phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các cơ quản lý nhà nước ở Trung ương như Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý phát triển bền vững trong cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam - Tiếp cận từ góc độ chính sách của chính phủ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH TẠI VIỆT NAM - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ Vũ Nam1, Phạm Hương Trang2, Chu Hà Giang1, Dương Nguyễn Hải Linh3 Tóm tắt: Ngày nay, phát triển du lịch bền vững đang trở thành một xu hướng bao trùm tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong hoạt động kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, việc thực hành các hoạt động liên quan đến phát triển bền vững đang được nhiều quốc gia khuyến khích và coi đó là một trong những hoạt động quản lý quan trọng của chính phủ đối với ngành du lịch, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch cũng đang dần chuyển đổi sang các mô hình kinh doanh và phát triển bền vững nhưng cũng cần sự hỗ trợ về chính sách từ phía chính phủ và các cơ quan quản lý du lịch. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý nhà nước đối với cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam thời gian qua ở khía cạnh phát triển bền vững, từ đó đưa ra các gợi ý về mặt chính sách của chính phủ nhằm tăng cường công tác quản lý đối với nội dung này. Các phương pháp mô tả, so sánh, phân tích dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các cơ quản lý nhà nước ở Trung ương như Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ là các phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu. Từ khoá: phát triển bền vững, chính sách nhà nước, cơ sở lưu trú du lịch.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập kỷ gần đây, du lịch bền vững đã trở thành một chủ đề cấp thiếttrên toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh của toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu. Sự tăngtrưởng nhanh chóng của ngành du lịch đã tạo ra cơ hội kinh tế to lớn, nhưng cũng đồngthời gây áp lực nặng nề lên môi trường và các cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững,với mục tiêu cân bằng giữa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội, đangdần được nhìn nhận như một phương thức thiết yếu để phát triển ngành du lịch. Tại Việt Nam, du lịch đã và đang là một trong những ngành kinh tế trụ cột, thuhút đầu tư và tạo việc làm cho hàng triệu người. Đồng thời ngành du lịch của ViệtNam đang đứng trước những thách thức và cơ hội mới. Với đóng góp 9,2% vào GDPquốc gia vào năm 2019 (trước đại dịch COVID-19) và tạo ra hàng triệu việc làm, dulịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên, đại dịchCOVID-19 đã gây ra sự sụt giảm nghiêm trọng trong ngành, với lượng khách quốc tếgiảm 80% trong năm 2020. Điều này làm nổi bật nhu cầu tái cấu trúc ngành du lịchdựa trên các nguyên tắc bền vững. Khoa Du lịch và Khách sạn, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.1 Khoa Kinh Doanh, Đại học RMIT Việt Nam.2 Khoa Du lịch, Trường Đại học TROY.3Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 479 Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề đáng quan ngại, khi Việt Nam là một trongnhững quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của nó. Sự gia tăng nhiệt độ vàsự cố thời tiết cực đoan đang làm thay đổi cảnh quan du lịch và đòi hỏi các biện phápquản lý cấp bách để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong hành vi và yêu cầu của du khách toàn cầu cũnglà một yếu tố quan trọng. Theo số liệu từ Báo cáo du lịch bền vững năm 2022 củaBooking.com thì 71% du khách toàn cầu bày tỏ mong muốn đi du lịch bền vững hơntrong 12 tháng tới; 70% du khách nói rằng họ có xu hướng chọn một chỗ nghỉ bềnvững hơn - cho dù họ có chủ ý tìm kiếm hay không, và 78% có ý định lưu trú tại mộtchỗ nghỉ bền vững ít nhất một lần trong năm tới. Điều này cho thấy một cơ hội lớn choViệt Nam trong việc phát triển du lịch bền vững nhằm thu hút một lượng khách hàngđáng kể quan tâm đến vấn đề này. Trong bối cảnh này, việc nâng cao hiệu quả quản lý và áp dụng các chính sáchchính phủ hướng tới phát triển bền vững trở nên cấp bách. Chính phủ Việt Nam đãnhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững trong ngành du lịch và đãđề ra các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển này. Tuy nhiên, việc áp dụng các chínhsách này trong thực tế vẫn còn nhiều thách thức, cả về phía các cơ quan quản lý lẫn cácdoanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Nghiên cứu này nhằm mục đích khámphá cách thức các cơ sở lưu trú du lịch có thể thực hiện các chiến lược phát triển bềnvững một cách hiệu quả, đồng thời đánh giá tác động của các chính sách hiện hành củachính phủ trong việc hỗ trợ sự phát triển này.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả, so sánhvà phân tích dữ liệu thứ cấp để đánh giá hiện trạng và chính sách phát triển bền vữngtrong ngành lưu trú du lịch tại Việt Nam. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồncó uy tín, bao gồm các báo cáo chính thức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: