Quản lý tài chính-ngân sách-đầu tư-đất đai-xây dựng dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016-2021 - Những điều cần biết: Phần 1
Số trang: 286
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.13 MB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quản lý tài chính-ngân sách-đầu tư-đất đai-xây dựng dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016-2021 - Những điều cần biết: Phần 1 trình bày về hỏi đáp về quản lý tài chính, ngân sách dành cho chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn; cẩm nang pháp luật chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn cần biết; quyết toán ngân sách nhà nước và chính sách bảo hiểm dành cho cán bộ xã, phường, thị trấn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý tài chính-ngân sách-đầu tư-đất đai-xây dựng dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016-2021 - Những điều cần biết: Phần 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong hệ thống hành chính 4 cấp từ Trung ương tới địa phương, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cấp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Không chỉ đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn còn đảm nhiệm việc quản lý các mặt hoạt động khác trên địa bàn, đặc biệt là quản lý kinh tế, đầu tư, tài chính và ngân sách theo thẩm quyền và chức năng được giao. Người đứng đầu hệ thống chính quyền cơ sở - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là đầu mối phải xử lý tổng hợp rất nhiều nhiệm vụ và vì thế phải nắm bắt được một lượng kiến thức pháp luật cơ bản rất quan trọng và đa dạng, nhằm giúp công tác quản lý, điều hành hệ thống cơ quan thuộc cấp xã, phường, thị trấn hoạt động thông suốt, đạt được kết quả cao. Trong điều kiện hiện nay, nhất là khi nhiều văn bản pháp lý còn chưa đồng bộ, việc trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là rất cần thiết, giúp người đứng đầu đơn vị hành chính cấp xã dễ dàng thực hiện đúng quy định của Nhà nước về công tác quản lý, điều hành nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. Để giúp cho các Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có tài liệu hữu ích về công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước , Nhà xuất bản Tài chính đã quyết định xuất bản cuốn sách “Những điều cần biết về quản lý tài chính - ngân sách - đầu tư - đất đai - xây dựng dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016 - 2021”. Dựa trên hệ thống văn bản pháp luật rất cơ bản, đó là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 01/01/2016); Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2017), các quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn mới nhất do Bộ Tài chính ban hành…đồng thời nhóm tác giả cũng đã tập hợp và hệ thống được những câu hỏi về các lĩnh vực: Thẩm quyền, chức năng của Chủ tịch UBND xã; những vấn đề Chủ tịch UBND xã thường gặp trong quản lý, điều hành. 3 Với nội dung được trình bày dễ hiểu, dễ đọc, tin tưởng rằng cuốn sách sẽ là cầm nang hữu ích với Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ xã có liên quan, là tài liệu hướng dẫn cụ thể các việc cần làm, quy trình thực hiện, các bước cụ thể về công tác quản lý cơ bản cho chủ tài khoản cấp xã. Do lĩnh vực quản lý tài chính cấp xã khá phực tạp, đa dạng. thường xuyên thay đổi, lượng kiến thức phong phú nên trong quá trình biên soạn, ấn phẩm có gì hạn chế rất mong nhận được ý kiến đóng góp hữu ích cho những lần xuất bản sau. Trân trọng giới thiệu với các độc giả! NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 4 PhÇn 1 HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH DÀNH CHO CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 5 6 A- HỎI ĐÁP VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH UBND CẤP XÃ Câu hỏi 1: Trước đây, tôi là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách về văn xã, vừa được bầu là Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2015 - 2020. Những ngày đầu đảm nhiệm cương vị mới, tôi phải xử lý khối lượng công việc rất lớn, vậy xin hỏi cách thức nào để thực hiện công việc trôi chảy và hiệu quả? Trả lời: Để công việc quản lý trôi chảy, hiệu quả, đạt chất lượng cao, Chủ tịch UBND xã phải có thói quen làm việc theo kế hoạch, hình dung được kế hoạch tổng thể của cơ sở, lĩnh vực mình phụ trách, lập ra mục tiêu, nhiệm vụ cần hoàn thành trong từng năm, từng quý, từng tháng, từng tuần. Đối với mỗi mục tiêu, nhiệm vụ, phải phân công trách nhiệm rõ ràng, nhiệm vụ nào do mình trực tiếp phụ trách, nhiệm vụ nào cán bộ cấp dưới phụ trách. Đi kèm mỗi nhiệm vụ phải có biện pháp thực hiện cụ thể, tỷ mỷ. Công việc ở cơ sở rất đa dạng và rất nhiều, chủ tịch không thể ôm hết, nên phải biết cách phân chia thành các phần việc cho các lực lượng thực hiện để đạt mục tiêu. Tính khoa học, chặt chẽ bảo đảm cho chủ tịch quản lý được đầy đủ, “bao sân” được các mảng việc. Câu hỏi 2: Xin được hỏi thêm một số kinh nghiệm về hoạt động lãnh đạo, quản lý với Chủ tịch UBND xã, phương châm hành động của người đứng đầu cấp xã sao cho thiết thực, hiệu quả? Trả lời: Về hoạt động lãnh đạo, quản lý của Chủ tịch UBND xã phải dựa vào đường lối, chủ trương, chính sách chung, vừa phải xuất phát từ điều kiện thực tế, phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng như xu hướng, khả năng phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Người đứng đầu bộ máy chính quyền cấp xã không thể hoạt động hành chính đơn thuần, thụ động chờ hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên mà phải chủ động, năng động, sáng tạo tìm ra hướng đi (hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế) phù hợp với cơ sở. Phải tích cực theo dõi đài, báo, truyền hình, nắm bắt thông tin, tích cực học hỏi (các cơ sở khác, chủ động liên kết với các nhà khoa học, các kỹ sư nông nghiệp), các doanh nghiệp... để hiểu đất đai, vị trí địa lý tự nhiên của cơ sở thích hợp với trồng cây gì, nuôi con gì, phát triển ngành nghề gì, chủ động mở rộng giao lưu để tìm đối tác, thị trường cho các sản phẩm của cơ sở. Cùng với việc dám ra quyết định, chủ tịch phải có trách nhiệm cá nhân đầy đủ với từng quyết định của mình. 7 Câu hỏi 3: UBND xã và người đứng đầu UBND cần hiểu về xây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý tài chính-ngân sách-đầu tư-đất đai-xây dựng dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016-2021 - Những điều cần biết: Phần 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong hệ thống hành chính 4 cấp từ Trung ương tới địa phương, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cấp trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cụ thể quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở cơ sở. Không chỉ đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống, không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân, chính quyền cấp xã, phường, thị trấn còn đảm nhiệm việc quản lý các mặt hoạt động khác trên địa bàn, đặc biệt là quản lý kinh tế, đầu tư, tài chính và ngân sách theo thẩm quyền và chức năng được giao. Người đứng đầu hệ thống chính quyền cơ sở - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là đầu mối phải xử lý tổng hợp rất nhiều nhiệm vụ và vì thế phải nắm bắt được một lượng kiến thức pháp luật cơ bản rất quan trọng và đa dạng, nhằm giúp công tác quản lý, điều hành hệ thống cơ quan thuộc cấp xã, phường, thị trấn hoạt động thông suốt, đạt được kết quả cao. Trong điều kiện hiện nay, nhất là khi nhiều văn bản pháp lý còn chưa đồng bộ, việc trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn là rất cần thiết, giúp người đứng đầu đơn vị hành chính cấp xã dễ dàng thực hiện đúng quy định của Nhà nước về công tác quản lý, điều hành nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của địa phương trong nhiệm kỳ 2016 - 2021. Để giúp cho các Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn có tài liệu hữu ích về công tác quản lý tài chính, ngân sách nhà nước , Nhà xuất bản Tài chính đã quyết định xuất bản cuốn sách “Những điều cần biết về quản lý tài chính - ngân sách - đầu tư - đất đai - xây dựng dành cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2016 - 2021”. Dựa trên hệ thống văn bản pháp luật rất cơ bản, đó là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các Nghị định, văn bản hướng dẫn (có hiệu lực từ 01/01/2016); Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2017), các quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn mới nhất do Bộ Tài chính ban hành…đồng thời nhóm tác giả cũng đã tập hợp và hệ thống được những câu hỏi về các lĩnh vực: Thẩm quyền, chức năng của Chủ tịch UBND xã; những vấn đề Chủ tịch UBND xã thường gặp trong quản lý, điều hành. 3 Với nội dung được trình bày dễ hiểu, dễ đọc, tin tưởng rằng cuốn sách sẽ là cầm nang hữu ích với Chủ tịch UBND cấp xã, phường, thị trấn và cán bộ xã có liên quan, là tài liệu hướng dẫn cụ thể các việc cần làm, quy trình thực hiện, các bước cụ thể về công tác quản lý cơ bản cho chủ tài khoản cấp xã. Do lĩnh vực quản lý tài chính cấp xã khá phực tạp, đa dạng. thường xuyên thay đổi, lượng kiến thức phong phú nên trong quá trình biên soạn, ấn phẩm có gì hạn chế rất mong nhận được ý kiến đóng góp hữu ích cho những lần xuất bản sau. Trân trọng giới thiệu với các độc giả! NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 4 PhÇn 1 HỎI ĐÁP VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH DÀNH CHO CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN 5 6 A- HỎI ĐÁP VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH, XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CỦA CHỦ TỊCH UBND CẤP XÃ Câu hỏi 1: Trước đây, tôi là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách về văn xã, vừa được bầu là Chủ tịch UBND xã nhiệm kỳ 2015 - 2020. Những ngày đầu đảm nhiệm cương vị mới, tôi phải xử lý khối lượng công việc rất lớn, vậy xin hỏi cách thức nào để thực hiện công việc trôi chảy và hiệu quả? Trả lời: Để công việc quản lý trôi chảy, hiệu quả, đạt chất lượng cao, Chủ tịch UBND xã phải có thói quen làm việc theo kế hoạch, hình dung được kế hoạch tổng thể của cơ sở, lĩnh vực mình phụ trách, lập ra mục tiêu, nhiệm vụ cần hoàn thành trong từng năm, từng quý, từng tháng, từng tuần. Đối với mỗi mục tiêu, nhiệm vụ, phải phân công trách nhiệm rõ ràng, nhiệm vụ nào do mình trực tiếp phụ trách, nhiệm vụ nào cán bộ cấp dưới phụ trách. Đi kèm mỗi nhiệm vụ phải có biện pháp thực hiện cụ thể, tỷ mỷ. Công việc ở cơ sở rất đa dạng và rất nhiều, chủ tịch không thể ôm hết, nên phải biết cách phân chia thành các phần việc cho các lực lượng thực hiện để đạt mục tiêu. Tính khoa học, chặt chẽ bảo đảm cho chủ tịch quản lý được đầy đủ, “bao sân” được các mảng việc. Câu hỏi 2: Xin được hỏi thêm một số kinh nghiệm về hoạt động lãnh đạo, quản lý với Chủ tịch UBND xã, phương châm hành động của người đứng đầu cấp xã sao cho thiết thực, hiệu quả? Trả lời: Về hoạt động lãnh đạo, quản lý của Chủ tịch UBND xã phải dựa vào đường lối, chủ trương, chính sách chung, vừa phải xuất phát từ điều kiện thực tế, phải phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng như xu hướng, khả năng phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở. Người đứng đầu bộ máy chính quyền cấp xã không thể hoạt động hành chính đơn thuần, thụ động chờ hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên mà phải chủ động, năng động, sáng tạo tìm ra hướng đi (hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế) phù hợp với cơ sở. Phải tích cực theo dõi đài, báo, truyền hình, nắm bắt thông tin, tích cực học hỏi (các cơ sở khác, chủ động liên kết với các nhà khoa học, các kỹ sư nông nghiệp), các doanh nghiệp... để hiểu đất đai, vị trí địa lý tự nhiên của cơ sở thích hợp với trồng cây gì, nuôi con gì, phát triển ngành nghề gì, chủ động mở rộng giao lưu để tìm đối tác, thị trường cho các sản phẩm của cơ sở. Cùng với việc dám ra quyết định, chủ tịch phải có trách nhiệm cá nhân đầy đủ với từng quyết định của mình. 7 Câu hỏi 3: UBND xã và người đứng đầu UBND cần hiểu về xây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý tài chính Hỏi đáp về kỹ năng quản lý Quản lý nhà nước Luật tổ chức chính quyền địa phương Ngân sách nhà nước Luật Trưng cầu ý dân Hoạt động quản lý hành chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 412 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 389 0 0 -
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 335 0 0 -
26 trang 333 2 0
-
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 312 0 0 -
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 286 0 0 -
2 trang 279 0 0
-
3 trang 276 6 0
-
197 trang 275 0 0
-
17 trang 259 0 0