Danh mục

Quản lý thị trường sữa xách tay: Cần sự đồng thuận của người tiêu dùng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 99.17 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cả cơ quan chức năng và giới truyền thông đều đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, để hạn chế những hậu quả đáng tiếc từ các sản phẩm "thả nổi chất lượng" này cần phải thay đổi nhận thức từ phía người tiêu dùng. KTNT- Chỉ cần ra tiệm tạp hoá nhỏ ngoài lề đường đã có thể mua được những hộp sữa được giới thiệu là xách tay trực tiếp từ Mỹ, Pháp về. Không có ai đảm bảo những sản phẩm ấy là hàng chính hãng, chưa nói đến thành phần và chất lượng....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý thị trường sữa xách tay: Cần sự đồng thuận của người tiêu dùng Quản lý thị trường sữa xách tay: Cần sự đồng thuận của người tiêu dùng Cả cơ quan chức năng và giới truyền thông đều đã cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn. Tuy nhiên, để hạn chế những hậu quả đáng tiếc từ các sản phẩm 'thả nổi chất lượng' này cần phải thay đổi nhận thức từ phía người tiêu dùng. KTNT- Chỉ cần ra tiệm tạp hoá nhỏ ngoài lề đường đã có thể mua được những hộp sữa được giới thiệu là xách tay trực tiếp từ Mỹ, Pháp về. Không có ai đảm bảo những sản phẩm ấy là hàng chính hãng, chưa nói đến thành phần và chất lượng. Tham khảo giá bán tại một vài cửa hàng chúng tôi ghi nhận giá các loại sữa xách tay khá cao nhưng lại không đồng nhất. Một nhân viên bán hàng ở đường Nguyễn Thông cho biết, 1 hộp sữa xách tay nhãn hiệu Abbott (loại 1,8 kg, dành cho trẻ từ 3-6 tuổi) có giá 580.000 đồng, trong khi đó loại tương tự của Công ty Abbott Việt Nam chỉ có 430.000 đồng. Hỏi tại sao, cùng 1 nhãn hiệu mà giá chênh nhau nhiều như thế thì nhân viên này trả lời rằng sữa xách tay từ nước ngoài về chất lượng tốt hơn sữa sản xuất trong nước. Tương tự, ở các tuyến đường khác như đường CMT8 (quận Tân Bình), Lê Trọng Tấn, Trương Vĩnh Ký (quận Tân Phú), Hậu Giang (quận 6) không khí mua bán các loại sữa xách tay này cực kỳ sôi động, nhất là các loại sữa dạng nước loại 250ml và hộp sữa bột loại 400g. Một chủ tiệm tạp hoá trên đường Lê Trọng Tấn cho biết, hiện chị bán các loại sữa nhãn hiệu Ensure rẻ hơn so với hàng phân phối từ công ty khoảng 8.000-10.000 đồng/hộp vì chị có mối hàng 'người quen' xách tay từ Mỹ về. Chị cũng cho biết, thỉnh thoảng vẫn có người mặc áo của công ty sữa trong nước đến tiếp thị nhưng chị không lấy hàng vì 'nghe đồn' hàng được mang về từ Chợ Lớn. Theo quan sát của PV Kinh tế nông thôn, các loại sữa được giới thiệu là xách tay được bày bán trên thị trường hầu hết đều chỉ có thông tin bằng tiếng Anh không có nhãn phụ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Giá bán nhiều loại sữa cùng loại ở các cửa hàng không thống nhất. Chẳng hạn cùng loại sữa Ensure loại 397g nh ưng ở một số cửa hàng ở khu vực quận 10 giá bán là 250.000 đồng trong khi ở đường Hậu Giang (quận 6) loại sữa này bán chạy với giá thấp hơn 25.000-30.000 đồng. Không chỉ bày bán tràn lan trên thị trường, sữa xách tay còn được rao bán nhiều trên các trang mạng. Tìm kiếm trên Google với từ khóa 'sữa xách tay', chỉ cần chưa đến nửa giây, công cụ này cho ra khoảng 10.300.000 kết quả với hàng loạt nhãn hiệu xách tay từ Hà Lan, Anh, Pháp, Mỹ, Đức... Thậm chí có hẳn một trang web tên suaxachtay... bày bán đủ các loại sữa của Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ như: XO, Similac, Wakodo... Tuy nhiên, giá bán các loại sữa này hầu hết không được công khai niêm yết trên các trang mạng mà các công ty chỉ cung cấp khi người tiêu dùng gọi điện đặt hàng hoặc đến trực tiếp trụ sở để mua. [B]Cần cảnh giác[/B] Theo ông Đỗ Thế Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (Cục Hải quan TP.HCM) việc các cửa hàng bán sữa trên thị trường hiện nay giới thiệu là 'xách tay' từ nước ngoài về cần phải xem xét lại. Vì theo quy định sữa xách tay theo hành lý cá nhân có giá trị dưới 5 triệu đồng thì được miễn thuế và các thủ tục khác nhưng nếu lượng sữa có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên, người mang theo phải làm thủ tục hải quan, gồm cả mở tờ khai, đăng ký xin giấy phép từ Cục Thú y, Cục An toàn thực phẩm... như các thủ tục nhập khẩu thông thường. 'Mang theo hành lý thì chỉ 2-3 hộp sữa là đầy rồi chứ làm sao có thể mang nhiều mà bán tràn làn như hiện nay'-ông Mạnh nói. Còn theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM, các loại sữa bày bán trên thị trường gồm cả nhập chính ngạch hay xách tay đều có thể bị các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra chất lượng bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, do thị trường sữa có nhiều chủng loại và việc bày bán tràn lan, không liên tục ở các điểm bán nhỏ nên việc kiểm tra cũng gặp khó khăn. Vì thế khi mua các loại sữa được giới thiệu là xách tay thì người dân nên cảnh giác. Tốt nhất chỉ nên mua của những nơi quen biết, thân tình. Những nơi bán hàng không rõ nguồn gốc thì không nên sử dụng. Thông tin từ Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I (Hải quan cảng Cát Lái, TP.HCM) cho thấy trong năm 2012, đơn vị này đã phát hiện phát hiện một số doanh nghiệp nhập lậu sữa bằng cách mở tờ khai nhập khẩu l à hàng hóa khác, nhưng kiểm tra lại phát hiện hàng trong container là các loại sữa. Chính vì thế các loại sữa ngoại nhập lậu trên TP.HCM rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các đối tượng buôn lậu đều tìm cách xé lẻ, chia nhỏ hàng bán cho người tiêu dùng, nên cơ quan chức năng rất khó kiểm tra, bắt giữ. Đại diện một công ty sữa nước ngoài tại Việt Nam cho rằng nếu người tiêu dùng ưa chuộng sản phẩm sản xuất từ nước ngoài thì có thể có thể đặt hàng trên mạng để mua trực tiếp. 'Một số công ty vẫn bán sữa sản xuất từ Mỹ nhưng không có hàng ở Việt Nam. Khi có khách hàng đặt, công ty mới chuyển hàng về trong vòng 10-15 ngày. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng cần lưu ý, trong tình huống xảy ra ngộ độc thực phẩm, sự cố khi sử dụng sữa loại này, khách hàng sẽ không thể kiện, cũng không thể đổi được'-vị đại diện này cho biết./. ...

Tài liệu được xem nhiều: