Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh phải chấp nhận thời kỳ quá độ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 156.41 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh phải chấp nhận thời kỳ quá độ
Thuận lợi là cơ bản Tổng cục Thuế cho biết, việc triển khai Luật Thuế TNCN đối với các đối tượng là cá nhân kinh doanh có rất nhiều thuận lợi: Thứ nhất, từ nhiều năm nay, các cá nhân kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo quy định của pháp luật nên nhận thức của họ về nghĩa vụ thuế đã trở thành thói quen, nề nếp, do đó việc chuyển sang nộp thuế TNCN với họ chỉ đơn giản là việc thay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh phải chấp nhận thời kỳ quá độ Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh phải chấp nhận thời kỳ quá độ Thuận lợi là cơ bản Tổng cục Thuế cho biết, việc triển khai Luật Thuế TNCN đối với các đối tượng là cá nhân kinh doanh có rất nhiều thuận lợi: Thứ nhất, từ nhiều năm nay, các cá nhân kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo quy định của pháp luật nên nhận thức của họ về nghĩa vụ thuế đã trở thành thói quen, nề nếp, do đó việc chuyển sang nộp thuế TNCN với họ chỉ đơn giản là việc thay đổi tên gọi của loại thuế chứ không xáo trộn nhiều. Đây chính là thuận lợi nền tảng và cơ bản nhất. Thứ hai là, trong quá trình quản lý thuế, nhất là quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, ngành thuế thường xuyên nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể; đặc biệt là sự hỗ trợ nhiệt tình và trách nhiệm của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc xác định doanh số, chi phí, thu nhập, quản lý thu nộp thuế, đôn đốc và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế. Thứ ba là, thực tế quá trình quản lý thuế đã cho đội ngũ CBCC trực tiếp quản lý các hộ kinh doanh những thuận lợi để thấu hiểu từng đặc điểm riêng có của đối tượng này, để từ đây, rất nhiều địa phương đã có sáng kiến, biện pháp quản lý hiệu quả, được nhân rộng và đúc kết thành kinh nghiệm chung của toàn ngành. Thứ tư là, ngành thuế đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nói riêng. Những ứng dụng này đã giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn về đối tượng nộp thuế, các căn cứ tính thuế và theo dõi tiến độ thu nộp thuế. Đặc biệt, để triển khai Luật Thuế TNCN, ngành thuế đã xây dựng nhiều đề án ứng dụng CNTT vào quản lý nên chắc chắn hiệu quả sẽ được đảm bảo. ... nhưng khó khăn cũng không ít Mặc dù vậy, Tổng cục Thuế cũng khẳng định, những khó khăn phải đối mặt khi triển khai Luật Thuế TNCN đối với các cá nhân kinh doanh không phải là nhỏ. Như một đặc điểm mang tính cố hữu, đại bộ phận những cá nhân kinh doanh đều không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, mà nếu có thực hiện cũng không đúng quy định, nên việc xác định chính xác doanh số kinh doanh của đối tượng này là thách thức lớn. Hơn nữa, trong điều kiện thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch kinh tế chủ yếu ở nước ta, đối với hộ kinh doanh càng phổ biến hơn, thì việc kiểm soát các khoản thu phát sinh chẳng mấy dễ dàng. Bên cạnh đó, việc quản lý gia cảnh đối với cá nhân kinh doanh cũng phức tạp hơn so với người làm công ăn lương. Bởi trong khi quyền lợi về chính trị và kinh tế của người làm công ăn lương gắn tương đối chặt với đơn vị sử dụng lao động thì với cá nhân kinh doanh, mọi quyền lợi có khả năng phát sinh đều không gắn với tổ chức nào, nếu có gắn kết thì cũng rất lỏng lẻo, nên những trường hợp khai gia cảnh và người phụ thuộc không trung thực có thể sẽ không ít. Ngoài ra, trên thực tế có một bộ phận không nhỏ các hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh nên các căn cứ pháp lý để xác định đối tượng và quản lý thuế cũng rất khó mà tìm được. Nhiều giải pháp đã được thiết lập Theo quan điểm của Tổng cục Thuế, việc xác nhận rõ ràng những thuận lợi và khó khăn sẽ là cơ sở để thiết lập các giải pháp ứng phó hữu hiệu; theo đó biện pháp tối ưu hàng đầu của ngành thuế là tận dụng triệt để và phát huy những kinh nghiệm tốt mà quá trình quản lý hộ kinh doanh thời gian qua đã đúc kết; đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thuế nói chung và cán bộ ở các đội thuế phường xã trực tiếp quản lý hộ kinh doanh nói riêng. Để đảm bảo quản lý sát doanh số, chi phí và thu nhập của cá nhân kinh doanh, ngành thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị kinh tế có quan hệ với các hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với hội đồng tư vấn thuế phường, xã, bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc quản lý đối tượng này. Thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ, cơ quan thuế sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời hướng dẫn các thủ tục cũng như giải đáp nhanh gọn những khó khăn vướng mắc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế TNCN thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp cố tình vi phạm về khai thuế TNCN để xử lý nghiêm theo luật định. Một giải pháp quan trọng nữa là ngành thuế sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT tin làm cơ sở để đối chiếu doanh số, chi phí và theo dõi kịp thời, chính xác việc nộp thuế của các hộ kinh doanh. Mặc dù thừa nhận thực tế là trước đây, các hộ kinh doanh hầu hết đều không thực hiện chế độ kế toán mà nộp thuế theo phương thức khoán nên cơ sở dữ liệu về số đối tượng này để phục vụ cho việc quản lý thuế TNCN sẽ phải thiết lập lại gần như từ đầu, nhưng ngành thuế vẫn tin rằng, với sự đồng tình, hợp tác, ủng hộ của cả cộng đồng, nhất là của hội đồng tư vấn thuế phường, xã, cùng các cơ quan quản lý ở TW và địa phương, những khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai sẽ nhanh chóng qua đi, những rủi ro trong quản lý sẽ được giảm thiểu, ngành thuế sẽ thiết lập được môi trường quản lý thuế TNCN minh bạch và hiệu quả. Cơ sở của niềm tin này còn được kiểm chứng qua kinh nghiệm của các nước đi trước, theo đó bất cứ quốc gia nào, kể cả những nước có nền kinh tế - xã hội phát triển như Nhật Bản, úc, Mỹ... khi bắt đầu quản lý thuế TNCN cũng phải trải qua thời kỳ xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và tìm kiếm các phương thức quản lý phù hợp. Đây được xem là thời kỳ quá độ cần thiết để đưa Luật Thuế TNCN vào cuộc sống. Trả lời câu hỏi liệu việc triển khai Luật Thuế TNCN có khiến nguồn thu từ các hộ kinh doanh giảm nhiều so với khi thực hiện khoán thuế TNDN hay không, Tổng cục Thuế cho rằng, đây l ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh phải chấp nhận thời kỳ quá độ Quản lý thuế TNCN đối với hộ kinh doanh phải chấp nhận thời kỳ quá độ Thuận lợi là cơ bản Tổng cục Thuế cho biết, việc triển khai Luật Thuế TNCN đối với các đối tượng là cá nhân kinh doanh có rất nhiều thuận lợi: Thứ nhất, từ nhiều năm nay, các cá nhân kinh doanh đã thực hiện nộp thuế theo quy định của pháp luật nên nhận thức của họ về nghĩa vụ thuế đã trở thành thói quen, nề nếp, do đó việc chuyển sang nộp thuế TNCN với họ chỉ đơn giản là việc thay đổi tên gọi của loại thuế chứ không xáo trộn nhiều. Đây chính là thuận lợi nền tảng và cơ bản nhất. Thứ hai là, trong quá trình quản lý thuế, nhất là quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, ngành thuế thường xuyên nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể; đặc biệt là sự hỗ trợ nhiệt tình và trách nhiệm của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong việc xác định doanh số, chi phí, thu nhập, quản lý thu nộp thuế, đôn đốc và cưỡng chế thu hồi nợ đọng thuế. Thứ ba là, thực tế quá trình quản lý thuế đã cho đội ngũ CBCC trực tiếp quản lý các hộ kinh doanh những thuận lợi để thấu hiểu từng đặc điểm riêng có của đối tượng này, để từ đây, rất nhiều địa phương đã có sáng kiến, biện pháp quản lý hiệu quả, được nhân rộng và đúc kết thành kinh nghiệm chung của toàn ngành. Thứ tư là, ngành thuế đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh nói riêng. Những ứng dụng này đã giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn về đối tượng nộp thuế, các căn cứ tính thuế và theo dõi tiến độ thu nộp thuế. Đặc biệt, để triển khai Luật Thuế TNCN, ngành thuế đã xây dựng nhiều đề án ứng dụng CNTT vào quản lý nên chắc chắn hiệu quả sẽ được đảm bảo. ... nhưng khó khăn cũng không ít Mặc dù vậy, Tổng cục Thuế cũng khẳng định, những khó khăn phải đối mặt khi triển khai Luật Thuế TNCN đối với các cá nhân kinh doanh không phải là nhỏ. Như một đặc điểm mang tính cố hữu, đại bộ phận những cá nhân kinh doanh đều không thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, mà nếu có thực hiện cũng không đúng quy định, nên việc xác định chính xác doanh số kinh doanh của đối tượng này là thách thức lớn. Hơn nữa, trong điều kiện thanh toán tiền mặt vẫn là phương thức giao dịch kinh tế chủ yếu ở nước ta, đối với hộ kinh doanh càng phổ biến hơn, thì việc kiểm soát các khoản thu phát sinh chẳng mấy dễ dàng. Bên cạnh đó, việc quản lý gia cảnh đối với cá nhân kinh doanh cũng phức tạp hơn so với người làm công ăn lương. Bởi trong khi quyền lợi về chính trị và kinh tế của người làm công ăn lương gắn tương đối chặt với đơn vị sử dụng lao động thì với cá nhân kinh doanh, mọi quyền lợi có khả năng phát sinh đều không gắn với tổ chức nào, nếu có gắn kết thì cũng rất lỏng lẻo, nên những trường hợp khai gia cảnh và người phụ thuộc không trung thực có thể sẽ không ít. Ngoài ra, trên thực tế có một bộ phận không nhỏ các hộ kinh doanh không có đăng ký kinh doanh nên các căn cứ pháp lý để xác định đối tượng và quản lý thuế cũng rất khó mà tìm được. Nhiều giải pháp đã được thiết lập Theo quan điểm của Tổng cục Thuế, việc xác nhận rõ ràng những thuận lợi và khó khăn sẽ là cơ sở để thiết lập các giải pháp ứng phó hữu hiệu; theo đó biện pháp tối ưu hàng đầu của ngành thuế là tận dụng triệt để và phát huy những kinh nghiệm tốt mà quá trình quản lý hộ kinh doanh thời gian qua đã đúc kết; đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thuế nói chung và cán bộ ở các đội thuế phường xã trực tiếp quản lý hộ kinh doanh nói riêng. Để đảm bảo quản lý sát doanh số, chi phí và thu nhập của cá nhân kinh doanh, ngành thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị kinh tế có quan hệ với các hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với hội đồng tư vấn thuế phường, xã, bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc quản lý đối tượng này. Thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ, cơ quan thuế sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời hướng dẫn các thủ tục cũng như giải đáp nhanh gọn những khó khăn vướng mắc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế TNCN thực hiện tốt nghĩa vụ với NSNN. Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp cố tình vi phạm về khai thuế TNCN để xử lý nghiêm theo luật định. Một giải pháp quan trọng nữa là ngành thuế sẽ đẩy mạnh ứng dụng CNTT tin làm cơ sở để đối chiếu doanh số, chi phí và theo dõi kịp thời, chính xác việc nộp thuế của các hộ kinh doanh. Mặc dù thừa nhận thực tế là trước đây, các hộ kinh doanh hầu hết đều không thực hiện chế độ kế toán mà nộp thuế theo phương thức khoán nên cơ sở dữ liệu về số đối tượng này để phục vụ cho việc quản lý thuế TNCN sẽ phải thiết lập lại gần như từ đầu, nhưng ngành thuế vẫn tin rằng, với sự đồng tình, hợp tác, ủng hộ của cả cộng đồng, nhất là của hội đồng tư vấn thuế phường, xã, cùng các cơ quan quản lý ở TW và địa phương, những khó khăn trong giai đoạn đầu triển khai sẽ nhanh chóng qua đi, những rủi ro trong quản lý sẽ được giảm thiểu, ngành thuế sẽ thiết lập được môi trường quản lý thuế TNCN minh bạch và hiệu quả. Cơ sở của niềm tin này còn được kiểm chứng qua kinh nghiệm của các nước đi trước, theo đó bất cứ quốc gia nào, kể cả những nước có nền kinh tế - xã hội phát triển như Nhật Bản, úc, Mỹ... khi bắt đầu quản lý thuế TNCN cũng phải trải qua thời kỳ xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu và tìm kiếm các phương thức quản lý phù hợp. Đây được xem là thời kỳ quá độ cần thiết để đưa Luật Thuế TNCN vào cuộc sống. Trả lời câu hỏi liệu việc triển khai Luật Thuế TNCN có khiến nguồn thu từ các hộ kinh doanh giảm nhiều so với khi thực hiện khoán thuế TNDN hay không, Tổng cục Thuế cho rằng, đây l ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài chính kế toán quản trị tài chính tài chính doanh nghiệp kiểm toánTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
360 trang 779 21 0 -
18 trang 463 0 0
-
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh (Đồng chủ biên)
262 trang 446 15 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 2 - TS. Nguyễn Thu Thủy
186 trang 429 12 0 -
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 393 1 0 -
Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp: Phần 1 - TS. Nguyễn Thu Thủy
206 trang 376 10 0 -
3 trang 313 0 0
-
Tạo nền tảng phát triển bền vững thị trường bảo hiểm Việt Nam
3 trang 302 0 0 -
Đề cương học phần Tài chính doanh nghiệp
20 trang 290 0 0 -
Bài giảng: Chương 2: Bảo hiểm hàng hải
94 trang 283 1 0