Danh mục

Quản lý tổng hợp vùng bờ ( Nguyến Bá Quý ) - Chương 8

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.26 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

DỰ ÁN QUẢN LÝ VÙNG VEN BỜ HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH 8.1 Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý vùng bờ 8.1.1 Mục đích Hiện nay khu vực bờ biển huyện Hải Hậu - Nam Định đang phải đối mặt với một thực tế hết sức khó khăn. Đó là hiện tượng xói lở bờ biển và sự tàn phá ác liệt của các cơn bão biển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý tổng hợp vùng bờ ( Nguyến Bá Quý ) - Chương 8 CHƯƠNG VIII DỰ ÁN QUẢN LÝ VÙNG VEN BỜ HẢI HẬU - TỈNH NAM ĐỊNH8.1 Mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý vùng bờ8.1.1 Mục đích Hiện nay khu vực bờ biển huyện Hải Hậu - Nam Định đang phải đối mặt vớimột thực tế hết sức khó khăn. Đó là hiện tượng xói lở bờ biển và sự tàn phá ác liệt củacác cơn bão biển. Thực tế đã cho thấy, hiện tượng này đã tác động không nhỏ đến cuộcsống của người dân nơi đây như mất đất, tài sản, nhà cửa… Đặc biệt hiện tượng lở bờcòn cướp đi sinh mạng của những người dân sống tại vùng biển này. Bên cạnh đó, nócòn cướp đi những giá trị văn hóa và tinh thần đôi khi không có gì có thể sánh nổiđược. Một số nhà thờ đã bị tàn phá sau hiện tượng xói lở và hàng loạt những tác độngkhủng khiếp của những cơn bão biển. Nhân dân trong vùng rất hoang mang và khôngcòn tự tin để lao động sản xuất. Họ luôn mang trong mình nỗi lo canh cánh về mốinguy cơ mất tài sản, nhà cửa và tính mạng. Đối với các xã có phần đất liền không tiếp giáp với biển có nhiều lợi thế hơn:có vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ, khí hậu ôn hòa rất phù hợp với việc phát triểnnông nghiệp. Do không có nỗi lo mất mát nên người dân ở vùng này có thể dồn hếtthời gian và tiền của cho công việc và Hải Hậu đã tận dụng được tối đa khả năng củamình để phát triển cây nông nghiệp. Kết quả là Hải Hậu - Nam Định đã khá nổi tiếngvới đặc sản gạo tám vừa thơm lại vừa ngon và năng suất cũng khá cao. Tuy nhiên dochưa được chế biến cẩn thận nên hiệu quả thu được từ ngành nông nghiệp vẫn còn hạnchế. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả kinh tế chưa cao là do các ngànhkinh tế trong vùng chưa được quy hoạch, đầu tư thích đáng nhằm hỗ trợ nhau cùngphát triển. Mâu thuẫn giữa các ngành ngày càng gia tăng khi nhu cầu sử dụng tăng.Mối tác động qua lại đầy mâu thuẫn này làm hạn chế sự phát triển kinh tế của cácngành, đồng thời làm hạn chế sự phát triển của cả huyện và làm ảnh hưởng đến toàntỉnh. Bên cạnh đó một số ngành lại quá lợi dụng nguồn tài nguyên ven biển nên đãkhai thác quá mức và mang tính hủy diệt. Đặc biệt là nguồn tài nguyên thủy, hải sảnđang có nguy cơ bị cạn kiệt. Các vấn đề môi trường chưa được quan tâm đến. Chất thải độc hại do hoạt độngcông nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, sinh hoạt vẫn chưa có kế hoạch được kiểm soátvà đang có nguy cơ gây ô nhiễm khu vực cửa sông và ven biển. Các hoạt động củacảng sông và giao thông trên biển đã làm tăng ô nhiễm môi trường nước ven biển.Thêm vào đó ô nhiễm môi trường do các hoạt động thăm quan, du lịch, nghỉ mát tạicác bãi tắm và các khu nghỉ mát cũng là một trong những vấn đề đối với vùng biển này Đứng trước những khó khăn như vậy, mong muốn của người dân ven biển là cómột cuộc sống ổn định và mục đích đầu tiên của việc quản lý tổng hợp dải ven bờ là 115ổn định vùng bờ. Ổn định vùng bờ bao gồm bảo vệ tính mạng con người, bảo tồnnguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tránh mọi tác động xấu gây nguy hại đến hệthống môi trường. Do vị trí địa lý, khu vực bờ biển thường là nơi hoạt động kinh tế sôi động vàHải Hậu là một điểm như vậy trong tỉnh Nam Định. Tuy nhiên vùng bờ biển Hải Hậu -Nam Định hiện nay mới đang bắt đầu nhưng chứa đầy hứa hẹn và mục đích của cácnhà quản lý là phát triển khu vực này trở thành một khu vực có nền kinh tế bền vững:kinh tế tăng trưởng nhanh, đa dạng phong phú và phát triển bền vững. Vậy mục đích của công việc quản lý tổng hợp vùng biển Hải Hậu - Nam Địnhlà nhằm ổn định vùng bờ, từ đó xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững phù hợpvới xu thế chung của toàn xã hội.8.1.2. Yêu cầu Để đạt được những mục đích trên, chúng ta cần phải có cách nhìn tổng quát dựatrên quá trình điều tra, khảo sát, nghiên cứu và quy hoạch một cách có hệ thống. Từ đóchọn các phương án tối ưu nhất để phát triển. Vùng bờ biển Hải Hậu - Nam Định tuy có một số thuận lợi, nhưng cũng gặpkhông ít khó khăn do hiện tượng xói lở gây ra. Sự suy thoái đường bờ đã dẫn đến sựsuy thoái của các ngành kinh tế, đến môi trường tự nhiên và chất lượng cuộc sống ởđó. Từ những nhận xét thực tế về vùng biển Hải Hậu - Nam Định chúng ta nhận thấyrằng cần phải có một cơ quan quản lý tổng hợp vùng bờ biển này. Hiện nay quy hoạch tổng thể về xây dựng kinh tế vùng biển Hải Hậu chưa đượcthực hiện. Các ngành giao thông, nông nghiệp, ngư nghiệp...đều phát triển một cách tựphát, không dựa trên một quy hoạch tổng thể nào nên hiệu quả vẫn còn chưa cao vàđôi khi nảy sinh nhiều mâu thuẫn không thể tránh khỏi. Các tác động tiêu cực ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn dẫn đến các mâuthuẫn cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Đối với người dân ven biển Hải Hậu - NamĐịnh ngày càng phát triển cả quy mô cũng như phạm vi khi mật độ dân số và việc sửdụng các tài nguyên của vùng ngày càng tăng. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ở vùngbiển này đang ngày một cạn kiệt mà sự hiểu biết của người dân về vấn đề này còn rấthạn chế. Chính vậy, việc quản lý tổng hợp vùng bờ biển là một việc làm hết sức cầnthiết. Quản lý tổng hợp vùng bờ biển sẽ quản lý những vấn đề chính: Con người,nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường. Từ đó, quản lý tổng hợp vùngbờ cũng sẽ quy hoạch tổng thể các khu sản xuất nhằm xây dựng một nền kinh tế lớnmạnh. Khi các ngành kinh tế được phát triển sẽ giải quyết được những vấn đề trướcmắt và có những định hướng mới cho tương lai. 1168.1.3. Nhiệm vụ.- Quản lý tổng hợp ven biển toàn cầu: Mỗi dân tộc có biển đều có vùng ven bờ của mình và các nước có vùng ven bờ gầnnhau sẽ có những tác động qua lại lẫn nhau lớn hơn bình thường. Thực tế đã cho thấy,vùng ven bờ là nơi giao lưu kinh tế, văn hóa, chính trị của rất nhiều quốc gia. Nhữngtác động về mặt động lực và những tác động về mặt môi trường cũng có những ảnhhưởng qua lại giữa các vùng bờ ở các quốc ...

Tài liệu được xem nhiều: