Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 7
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước và vận dụng tại nhà máy len Hà Đông - 7Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com Các khoản chi phí tiếp khách, hội họp, giao dịch, đối ngoại Nhà máy đã tự xây dựng định mức chỉ tiêu trình Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam phê duyệt. Các khoản chi và chi phí khác được Nhà máy len Hà Đông thực hiện theo quy định hiện hành. Giám đốc Nhà máy len Hà Đông giải quyết các trường hợp giá trị hàng trả lại dưới 1 triệu đồng (Giá trị hàng hoá trả lại trên 1 triệu đồng phải báo cáo Tổng giám đốc Công ty len Việt Nam quyết định). b, Từ phía các đơn vị quản lý cấp trên: Một là, hoạt động giám sát được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất: - Hoạt động giám sát đột xuất những năm gần đây thể hiện qua hai sự việc sau: + Trong năm 2001, kiểm toán nhà nước (theo kế hoạch của Chính phủ) tiến hành kiểm toán một số doanh nghiệp nhà nước và Công ty len Việt Nam đã được lựa chọn. Việc kiểm toán được thực hiện ở các nhà máy thành viên của Công ty len Việt Nam trong đó có Nhà máy len Hà Đông. Qua kiểm tra kiểm toán nhà nước phát hiện thấy việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi 13.539.300 đồng năm 2000 không hợp lệ do Nhà máy đã không thành lập Hội đồng xử lý công nợ (hồ sơ thiếu thủ tục cần thiết) nên đã yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh lại, xoá bút toán lập dự phòng, giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng lãi năm 2000; phân tích cơ cấu vốn của Nhà máy thấy việc điều chuyển khoản vốn 7.478.889.093 đ (trước đã được Công ty len Việt Nam quyết định điều chuyển khỏi Nhà máy nhưng Nhà máy chưa chuyển mà vẫn để lại ở tài khoản 336- phải trả nội bộ) không hợp lí đã kiến nghị lên Công ty điều chuyển lại số vốn đó cho Nhà máy và đến năm 2002 đề xuất đó mới được Công ty len Việt Nam thực hiện.Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com + Trong năm 2001, Tổng công ty dệt may Việt Nam thuê kiểm toán độc lập (Công ty AFC-Sài Gòn) về kiểm toán Công ty len Việt Nam, trong đó có kiểm toán đơn vị thành viên phía bắc là Nhà máy len Hà Đông. Kết quả kiểm toán phát hiện Nhà máy trích BHXH thừa 18.362.372 đồng. Tổng công ty dệt may Việt Nam đã có ý kiến chỉ đạo yêu cầu Công ty len Việt Nam điều chỉnh giảm tiền BHXH tăng lãi 18.362.372 đồng, Công ty len Việt Nam đã thực hiện và điều chỉnh lại Báo cáo tài chính của Nhà máy len Hà Đông trong đợt đi kiểm tra Báo cáo tài chính năm 2001của Nhà máy Hoạt động giám sát định kỳ thể hiện qua việc Công ty theo dõi, kiểm tra Báo cáo - tài chính hàng quý của Nhà máy và Báo cáo kiểm kê tài sản 6 tháng một lần do Nhà máy nộp lên. Kết thúc mỗi năm, cán bộ Công ty trực tiếp xuống kiểm tra Báo cáo tài chính năm của Nhà máy. Chẳng hạn trong hai năm 2001 và 2002 khi tiến hành công việc này, một Hội đồng kiểm tra đã được thành lập gồm có sự tham gia của cán bộ Công ty len Việt Nam (kế toán trưởng và kế toán tổng hợp) kết hợp với cán bộ Nhà máy len Hà Đông (Giám đốc, trưởng phòng TCKT và phó phòng TCKT). Việc kiểm tra cho kết quả như sau (trang bên): Bảng 5: Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2001 và 31/12/2002 Đv: đồng A.Tài sản I.TSLĐ&ĐTNH 1.Tiền 2.Phải thu 3.Tồn kho 4.TSLĐ #Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com II.TSCĐ&ĐTDH 1.TSCĐ 2. Chi phí XDCB dở dang B.Nguồn vốn III.Nợ phải trả 1.Nợ NH 2.Nợ DH IV.Vốn CSH 1.Vốn+quỹ 2.Nguồn kinh phí, quỹ# (Nguồn: Tài liệu kiểm kê đánh giá tài sản Nhà máy len Hà Đông) Số liệu kiểm kê khác với sổ sách của Nhà máy là do tổ kiểm tra có những điều chỉnh sau: Năm 2001: 1- Điều chỉnh theo số thuế GTGT đầu vào Nhà máy kê sai do cơ quan thuế khi quyết toán thuế phát hiện (cao hơn số thực tế 1.840.413 đồng); 2- Tạm điều chỉnh số dư đầu năm: giảm chênh lệch do định giá lại khi kiểm kê 1/1/2000 của kho nguyên liệu hoá chất thuốc nhuộm số tiền 703.920.902 đ; 3- Tăng vốn lưu động (thuộc nguồn vốn có từ vốn đầu tư xây dựng cơ bản) do trong năm có đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và mua sắm TSCĐ 132.101.514 đồng; 4- Giảm doanh thu, tăng thu nhập bất thường (cho thuê nhà) hoá đơn số 63832, 63569 là 543.273 đồng;Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version - http://www.simpopdf.com 5- Tăng doanh thu do hoá đơn số 71420 kê thiếu hàng bán cho ông Lê Văn Dũng: 22.727 đồng, đồng thời tăng VAT đầu ra 2.273 đồng; 6- Giảm phải thu khoản trợ cấp về hưu trước tuổi bằng quỹ lương: 250.000.000 đồng; Năm 2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luận văn ngân hàng luận văn kinh tế huy động vốn nghiệp vụ ngân hàng luận văn đại học mẫuGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất'
35 trang 214 0 0 -
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn - Lương Xuân Minh (p2)
5 trang 202 0 0 -
Bàn về nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ thế giới và các loại hình hiện nay ở Việt Nam -4
8 trang 201 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Thương mại điện tử trong hoạt động ngoại thương VN-thực trạng và giải pháp
37 trang 195 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Khóa luận tốt nghiệp: Môi trường đầu tư bất động sản Việt Nam: thực trạng và giải pháp
83 trang 173 0 0 -
Đề tài: Tìm hiểu về thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam
47 trang 172 0 0 -
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 167 0 0 -
LUẬN VĂN: Thực trạng và nhưng giải pháp cho công tác quy hoạch sử dụng đất
29 trang 165 0 0 -
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng tranh chấp lao động ở Việt Nam
23 trang 154 0 0