Hạnh phúc là một trong những phạm trù của đạo đức học. Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả bài viết trình bày quan niệm hạnh phúc của John Stuart Mill. Qua đó, liên hệ và vận dụng trong vấn đề giáo dục lối sống nhân văn cho sinh viên hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của John Stuart Mill về hạnh phúc và ý nghĩa giáo dục lối sống nhân văn cho sinh viên hiện nay QUAN NIỆM CỦA JOHN STUART MILL VỀ HẠNH PHÚC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC LỐI SỐNG NHÂN VĂN CHO SINH VIÊN HIỆN NAY SV: Nguyễn Hà Thanh Cao Lớp: ĐHGDCT 16A GVHD: PGS.TS. Trần Quang Thái Tóm tắt: Hạnh phúc là một trong những phạm trù của đạo đức học. Trong phạmvi nghiên cứu, tác giả bài viết trình bày quan niệm hạnh phúc của John Stuart Mill.Qua đó, liên hệ và vận dụng trong vấn đề giáo dục lối sống nhân văn cho sinh viênhiện nay. Từ khóa: John Stuart Mill, hạnh phúc, giáo dục, lối sống nhân văn, sinh viên. 1. Đặt vấn đề Cuộc sống là chuỗi những lựa chọn và ra quyết định. Tại mỗi thời điểm khácnhau trong cuộc đời, chúng ta thấy, có những quyết định giúp chúng ta thành công vàngược lại. Khi đứng trước thành công hoặc thất bại, con người luôn luôn tồn tại haidạng cảm xúc chi phối thái độ sống vô cùng mãnh liệt. Đó là hạnh phúc và đau khổ.Như vậy: Sống như thế nào mới gọi là hạnh phúc và hạnh phúc thực sự có trong conngười thành công hay không? Đây là vấn đề đã và đang được giới trí thức quan tâm vàtranh luận. Chính điều này, đã thúc giục tôi nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệmhạnh phúc của các học giả Đông và Tây phương. Trong đó, quan niệm hạnh phúc củaJohn Stuart Mill (1806 – 1873) cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta nghiêncứu, suy ngẫm và vận dụng vào trong cuộc sống thực tiễn. Nhất là về lí tưởng sống củamỗi cá nhân. Tác giả bài viết với mong muốn vận dụng những tri thức nghiên cứu vàothực tiễn nhằm góp thêm những đề xuất hiệu quả trong vấn đề giáo dục lối sống nhânvăn, tích cực cho sinh viên hiện nay. 2. Nội dung 2.1. Sơ lược tiểu sử John Stuart Mill Căn cứ vào tác phẩm Autobiography “Tự truyện”, năm 1873 của John Stuart Millkhi viết về cuộc đời chính mình và một số công trình nghiên cứu, tư tưởng của JohnStuart Mill. Tác giả bài viết trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những sự kiện quan trọngtrong cuộc sống, đã làm nên tên tuổi John Stuart Mill xuyên suốt quãng thời gian ôngcống hiến cho nhân loại. John Stuart Mill sinh ngày 20 tháng 05 năm 1806 tại London (nước Anh). Ông làcon trai của nhà sử học, kinh tế, triết học James Mill (1773 – 1836) – nhà triết học gốcngười Scotland chuyển đến và sống ở London. Ngay tại London, ông đã phát triển tìnhbạn thân thiết với Jeremy Bentham (1748 – 1832) – triết gia đạo đức, nhà cải cách luậtpháp người Anh, là cha đẻ học thuyết vị lợi. “Trong cuốn Tự truyện (Autobiography,1873), John Stuart Mill viết rằng: sự phát triển trí tuệ của ông chịu ảnh hưởng lớn củahai người: cha ông James Mill và vợ ông Harriet Taylor” [2, tr. 255]. Chương trình giáo dục John Stuart Mill được James Mill chuẩn bị rất kỹ lưỡngnhằm giáo dục con mình trở thành thiên tài. James Mill đã vạch ra chương trình giáodục vô cùng nghiêm khắc bằng phương pháp “Tabula rasa” (Tấm bảng trắng). Vào 173năm ba tuổi, John Stuart Mill bắt đầu học tiếng Hy Lạp và môn số học. Năm lên támtuổi, ông đã đọc “Các truyện ngụ ngôn Hy Lạp” của Aesop, “Cuộc viễn chinh(Anabasis)” của Xenophon cũng như xem toàn bộ tác phẩm của Herodotus. Ông đãlàm quen với các tác phẩm của nhà văn trào phúng Lucian, nhà lịch sử triết họcDiogenes, Laertius, nhà văn Isocrates, đọc sáu đoạn hội thoại đầu tiên của Plato bằngtiếng Hy Lạp. Ngoài ra, John Stuart Mill cũng dành thời gian đọc rất cẩn thận và kỹlưỡng nhiều tác phẩm lịch sử bằng tiếng Anh. Thời gian này, ông đã bắt đầu học tiếngLatin, hình học Euclid, đại số và dạy học cho các em của mình. Lĩnh vực quan tâmchính của ông là lịch sử, ông đã đọc qua tất cả các tác giả Hy Lạp và La Mã thườngđược dạy ở trường, ông đã đọc được các tác phẩm của Plato và Demosthenes một cáchdễ dàng khi chỉ mới 10 tuổi. Đồng thời, James Mill hướng John Stuart Mill tiếp cậncác tác phẩm văn chương kinh điển như: Sử thi Iliad và các tiểu thuyết nổi tiếng nhưDon Quixote, Robinson Crusoe,… Với mong muốn bồi dưỡng tâm hồn và khát khaovề cuộc sống lý tưởng cho con mình. Năm 11 tuổi, John Stuart Mill đã giúp chỉnh sửacác dẫn chứng trong cuốn sách Lịch sử Ấn Độ của cha mình. Năm 12 tuổi, John StuartMill bắt đầu nghiên cứu sâu về logic trong triết học kinh viện, đồng thời đọc các luậnthuyết logic của Aristote bằng tiếng Latin. “Dưới sự dìu dắt của người cha, vào tuổi13, ông tập trung nghiên cứu môn Kinh tế Chính trị học. Việc học của ông được nốitiếp sau đó với sự giúp đỡ của bạn bè cha ông là John Austin giảng môn Luật học;David Ricardo giảng môn kinh tế học. Ông tự hoàn tất học vấn của mình bằng việcnghiên cứu học thuyết của Jeremy Bentham” [2, tr. 256]. “Từ năm 17 tuổi ông đã làm việc để tự kiếm sống ở Công ty Đông Ấn và trongnhiều năm, ông đảm trá ...