Danh mục

Quan niệm của Khổng Tử về nhân

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 206.58 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để ổn định trật tự xã hội và cảm hóa con người, trong "Luận ngữ" Khổng Tử đã đưa ra quan niệm về "nhân". Quan niệm của Khổng Tử về "nhân" có thể khái quát: nhân là trung thứ, là thương người; nhân là cái gốc sinh ra các đức mục khác, các đức mục khác hội tụ ở nhân; người có nhân làm được năm điều: cung, khoan, tín, mẫn, huệ; khắc kỷ phục lễ là nhân; hiếu đễ là gốc của nhân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm của Khổng Tử về nhânQuan niệm của Khổng Tử về nhânQUAN NIỆM CỦA KHỔNG TỬ VỀ NHÂNLÊ TRUNG KHOA*Tóm tắt: Để ổn định trật tự xã hội và cảm hóa con người, trong Luận ngữKhổng Tử đã đưa ra quan niệm về nhân. Quan niệm của Khổng Tử vềnhân có thể khái quát: nhân là trung thứ, là thương người; nhân là cái gốcsinh ra các đức mục khác, các đức mục khác hội tụ ở nhân; người có nhân làmđược năm điều: cung, khoan, tín, mẫn, huệ; khắc kỷ phục lễ là nhân; hiếu đễ làgốc của nhân. Quan niệm của Khổng Tử về nhân có ý nghĩa tích cực đối vớiviệc phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như chủ nghĩa yêu nước, tinh thầnnhân đạo... Tuy nhiên, quan niệm đó cũng có mặt tiêu cực. Phát huy mặt tích cực,khắc phục mặt tiêu cực của quan niệm đó là việc làm có ý nghĩa thực tiễn.Từ khóa: Khổng Tử, Luận ngữ, nhân, nghĩa.Tứ thư và Ngũ kinh là những bộsách kinh điển của Nho giáo, ra đời cáchđây khoảng hơn 2000 năm, được xem lànền tảng của triết học Trung Hoa cổ đại.Cuốn sách Tứ thư (Đại học, Trungdung, Luận ngữ, Mạnh Tử) là những lờitruyền đạo, những lời dạy của KhổngTử, Mạnh Tử được các học trò và thế hệsau soạn lại. Trong đó, tư tưởng về“nhân” được hai bậc thánh và “áthánh” nhiều lần đề cập. Học tư tưởngnhân là để thực hành cách sống ở đờicho hợp tình, hợp lý; để thực hành nhânđức; để chấn hưng đất nước bình yên,thịnh trị; từ đó hướng con người đến sựhoàn thiện cả tâm hồn và hành động. Ýnghĩa của chữ nhân rất rộng. Từ trướcđến nay đã có nhiều học giả bàn đếnquan niệm về “nhân” của Khổng Tử.Có học giả cho rằng, nhân là nộidung cơ bản của Luận ngữ và là tưtưởng chủ đạo của Khổng Tử.(*)Có họcgiả cho rằng, lễ mới là nội dung cơbản của Luận ngữ và có học giả lại chorằng, cả nhân và lễ đều là nội dungcơ bản của tác phẩm. Theo chúng tôi,nhân là nội dung cơ bản, là tư tưởngchủ đạo của Khổng Tử. Học thuyết vềluân lý, đạo đức, chính trị, xã hội là mộttrong những vấn đề cốt lõi và là thểthống nhất hữu cơ trong triết học củaKhổng Tử. Những phạm trù đạo đứccăn bản nhất trong học thuyết đạo đứccủa Khổng Tử là: nhân, lễ, trí, dũng...Trong những phạm trù đạo đức ấy,nhân nó là chuẩn mực đạo đức cơ bảnquy định bản tính con người và nhữngquan hệ giữa người với người từ trong(*)Thạc sĩ, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hải Phòng.81Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (72) - 2013gia tộc đến xã hội.Chữ nhân trong Luận ngữ (Tứ thư)của Khổng Tử (gồm chữ “nhân đứng”và chữ “nhị”) có ý rằng, cái đại thể vàcái đức chung của mọi người đều có nhưnhau, trong mối quan hệ người vớingười thì nhân mới được biểu hiện. Vìsao Khổng Tử chọn chữ nhân làmnguyên lý đạo đức căn bản trong triết lýđạo đức của mình? Đó là điều ngẫunhiên hay mang tính tất nhiên? KhổngTử chọn chữ nhân là phạm trù đạo đứccăn bản không là ngẫu nhiên, mà là xuấtphát từ hai căn cứ: căn cứ lý luận và căncứ thực tiễn. Về mặt lý luận, Khổng Tửcho rằng, theo sự chi phối của đạo, củathiên lý, vạn vật trong vũ trụ biến hóakhông ngừng. Sự sinh thành, biến hóaấy của vạn vật bao giờ cũng nhờ trunghòa giữa âm và dương, trời đất mà có.Vì thế, trong Luận ngữ, Thiên Ung dã,ông nói: “Trung dung là cái đức cựcđiểm”(Trung dung chi vị đức dã - Luậnngữ, Ung dã, 29). “Trung” là gốc lớnthiên hạ, “hòa” (dung) là đạo thông đạtcủa thiên hạ. Đạt tới “trung hòa”, ắt mọingười, mọi vật trong trời đất đều đượcyên ổn, trật tự và mọi vật sẽ sinh sản,nảy nở một cách thuận chiều. Theo ông,con người là kết quả bẩm thụ khí âmdương của trời đất mà sinh thành. Tuântheo thiên lý, hợp với đạo “trung hòa”,đạo sống của con người phải là trungthứ, nghĩa là sống đúng với mình vàmang cái đó ứng xử với mọi người, đóchính là chữ nhân. Về mặt thực tiễn, xã82hội thời Xuân thu mà Khổng Tử sống làthời kỳ hỗn loạn, lúc đó, yêu cầu lịch sửcũng như nhiệm vụ của kẻ cầm quyềnvà các nhà tư tưởng là phải ổn định trậttự xã hội, cảm hóa con người. Để đápứng nhiệm vụ ấy, Khổng Tử đã chủ trương dùng nhân trị.Tuy nhiên, trong thời Xuân thu-Chiếnquốc đã có nhiều học thuyết phê pháncho rằng quan niệm về nhân củaKhổng Tử là giả dối, là nói suông, coiđó là nguồn gốc của bất nhân, bất nghĩa.Thế nhưng, không phải vì thế mà tưtưởng nhân của Khổng Tử không đivào lòng người đương thời, gây cho họbiết bao sự xúc động và là cơ sở chonhững hành động nhân đạo, nhân nghĩa.Khái niệm nhân là hạt nhân trong triếthọc Khổng Tử, trung tâm của học thuyếtKhổng Tử. Trong “Luận ngữ”, KhổngTử có 58 chỗ đề cập đến quan niệm chữnhân với cả thảy 105 chữ, nhưng khôngchỗ nào giống nhau cả. Khi Nhan Uyên,học trò ưu tú của Khổng Tử, hỏi ông vềNhân, Khổng Tử đáp: “Khắc phục hammuốn của mình, nói và làm phù hợp vớilễ. Một ngày làm được như thế ngườitrong thiên hạ sẽ cùng về đức nhân.Thực hiện đức nhân hoàn toàn ở mình,không lẽ dựa vào người khác haysao?”(1). Nhan Uyên hỏi chi tiết điềumục chữ nhân, Khổng Tử giải thích:Dương Hồng, Vương Thành Trung, NhiệmĐại Viện, Lưu Phong (chú dịch) - Trần TrọngSâm, Kiều Bách Vũ Thuận ...

Tài liệu được xem nhiều: