Danh mục

Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 134.45 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại qua sử thi RamayanaPhụ nữ Ấn Độ Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giải thoát. Nhưng, mĩ học ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quan niệm ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục. 1. Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đạiQuan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại qua sử thi RamayanaPhụ nữ Ấn ĐộMĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giảithoát. Nhưng, mĩ học ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể củanhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quanniệm ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục.1. Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái đẹp nằm trong sự giảithoát. Nhưng, mĩ học ấn Độ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể củanhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cái đẹp trong quanniệm ấn Độ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục. Nhụccảm chính là khía cạnh trần tục của cái đẹp trong cảm quan ấn Độ. “Nhục cảm”vốn là thuật ngữ của mĩ học, được dùng để chỉ loại khoái cảm do ăn uống, do thoảmãn nhục dục… đem lại. Trong nghệ thuật ấn Độ, nhục cảm được thể hiện rõ nhấtqua những bức phù điêu tả cảnh nam nữ giao hoan, cảnh phụ nữ ở trần và sự cườngđiệu các bộ phận sinh sản. Với người ấn Độ, nhục cảm là một giá trị thẩm mĩ mangtính xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu quan niệm về cái đẹp nhục cảmcủa người ấn Độ cổ đại qua sử thi Ramayana. Vấn đề này vốn đã được đề cập tớinhiều. Song, ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai phương diện: phương diện bảnthể (cái đẹp nhục cảm là gì) và phương diện sinh tồn (cái đẹp nhục cảm tồn tại nhưthế nào), từ đó, đi đến một khái niệm hoàn chỉnh về cái đẹp nhục cảm trong cảmquan của ấn Độ cổ đại.2. Trong cảm quan ấn Độ, cái đẹp nhục cảm là giá trị phổ biến của thế giới. Nếu nhưvẻ đẹp thân thể của các nhân vật trong sử thi Hi Lạp chỉ được thể hiện qua các địnhngữ ngắn gọn, kiểu như: “Hêlen xinh đẹp”, “Bridêit má hồng”, “nữ tì tóc quăn xinhđẹp”… thì các nhân vật của sử thi Ramayana, từ nhân vật phụ nữ cho đến nhân vậtanh hùng, từ nhân vật là con người đến nhân vật là thần linh hay yêu quỷ, từ nhânvật phe thiện đến nhân vật phe ác, phần lớn, được miêu tả thân thể đầy gợi cảm:Xita “hông đầy đặn”, “đùi… tròn trĩnh như vòi voi”, “ngực nở nang với đôi vú đầyvà nhọn”, “đùi núng nính tròn trĩnh như vòi voi…”; các cung nữ của Ravana “đôihông là bờ suối”, “eo lưng là sóng gợn lăn tăn”; Rama: “chân tay chàng cân đối”,“bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”, “rốn sâu, bụng và ngực phủ những vệt lôngtơ”; Ravana có “bộ ngực rắn khoẻ… xoa bột đàn hương”… Không chỉ con người,ngay cả thiên nhiên trong sử thi Ramayana cũng đặc biệt ấn tượng ở đường nét,hình dáng của thân thể nữ, hơn nữa là thân thể nữ trong trạng thái hành lạc. Điềunày thể hiện rõ nhất qua các phép so sánh, qua việc miêu tả thế giới động thực vật ởthời điểm dậy tình. Quan niệm coi cái đẹp thân thể là giá trị phổ biến, tất yếu củathế giới, con người trong vị trí nào đều hướng tới cái đẹp của thân thể lí tưởng mangdấu ấn dân chủ của thời đại anh hùng. Nó khác với thời kì xã hội phân chia giai cấp,khi cái đẹp nhục cảm được coi là đặc quyền của các cá nhân ưu tú; như nhận địnhcủa Evanina: “ở thời Trung cổ, người ta cho rằng các nhân vật văn học chính diệnnhất định phải đẹp. Cái đẹp này phản ánh cái đẹp bên trong. Bởi thế mà người tacho rằng, chỉ cần kể về cái đẹp bên ngoài của cô gái là đủ”(1).3. Như vậy, trong cảm quan ấn Độ cổ đại, cái đẹp nhục cảm tồn tại phổ biến trongthế giới. Tuy nhiên, cái đẹp nhục cảm đó gắn với khả năng sinh nở của vạn vật.Sử thi Ramayana xuất hiện dày đặc, đặc biệt là phần đầu tác phẩm, mô típ sinh sôi,mô típ cầu con nối dõi, trạng thái giao hoan của vạn vật, như chuyện Đaxaratha lậpđàn tế lễ cầu tự, chuyện cuộc giao phối của thần Mahađêva và vợ là Xakti Uma,chuyện con bò cái Xavala có khả năng sinh sản kì diệu… Đây là dấu ấn của tínngưỡng phồn thực, theo đó, nhục cảm là giá trị phổ biến, tất yếu nhưng không tồntại cho nó, mà phải thực hiện chức năng đối với thế giới: chức năng duy trì giốngnòi, qua đó duy trì sự sinh tồn của thế giới. Quan niệm về cái đẹp nhục cảm như vậyđược cố định thành luật (luật Manu). Theo đó, con người có quyền thoả mãn nhucầu khoái lạc thể xác; không có khoái lạc tình dục và hạnh phúc thể xác, cuộc sốnggia đình không thể tồn tại, dòng giống sẽ bị tuyệt diệt.Việc xác định nội hàm khái niệm cái đẹp nhục cảm trên cho thấy con người ấn Độvừa mơ mộng, vừa thực tế; vừa coi nhục cảm là phần tất yếu của cuộc sống vừa yêucầu nhục cảm phải có ý nghĩa với sự sống. Điều này khiến thủ tướng Nehru từngthốt lên: “Thật thú vị nhận thấy rằng vào buổi bình minh của lịch sử ấn Độ, đấtnước này đã… không xa rời các mặt của cuộc sống, không chìm đắm trong mơmộng về một thế giới siêu nhiên mơ hồ, không thực tế, mà nó đã đạt được… nhữnglạc thú của cuộc đời”(2).Trong cảm quan ấn Độ, nhục cảm còn là sắc thái không thể thiếu của tình yêu đíchthực. Có thể thấy điều này qua việc đối sánh tâm ...

Tài liệu được xem nhiều: