Danh mục

Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _3

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 194.17 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sự bất đồng trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từ những cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết, quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh _3Quan niệm về lịch sửtrong tiểu thuyết củaNguyễn Xuân Khánh Sự bất đồng trong quan niệm tiểu thuyết lịch sử của các nhà nghiên cứu xuất phát từnhững cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khi đặt lịch sử trong tương quan với tiểu thuyết, quan hệgiữa sự thật lịch sử và hư cấu, độ lùi quá khứ gần xa đến mức độ nào… Tiểu thuyết lịch sử hiểutheo nghĩa chung nhất, là tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử. Sự có mặt của lịch sử trong tiểu thuyếtnảy sinh những mâu thuẫn: thứ nhất, lịch sử đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ còn tiểu thuyết cho phép hưcấu, vậy lịch sử trong tiểu thuyết có thể hư cấu đến đâu; thứ hai, lịch sử trong tiểu thuyết là lịch sửcủa những biến cố trọng đại và những nhân vật có can dự trực tiếp trong biến cố hay lịch sử củanhững câu chuyện đời thường và số phận vô danh, thứ ba, những cuốn tiểu thuyết viết về thời kỳgần đây có được coi là tiểu thuyết lịch sử hay không, khoảng cách thời gian tác giả sống với thờiđại trong tác phẩm như thế nào là đủ. Bên cạnh đó, sự khác biệt trong truyền thống văn hóaphương Đông và phương Tây cũng tạo nên những quan niệm khác nhau về tiểu thuyết lịch sử(1). Theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết lịch sử cần đảm bảo độ chính xác lịch sử vớinhững sự kiện có tầm vóc, nhân vật có can dự trực tiếp vào biến cố lịch sử đóng vai trò nhân vậttrung tâm và mục đích tái hiện lại lịch sử theo quan điểm chính thống. Với quan niệm này ngàynay tiểu thuyết lịch sử khó có đất để tồn tại bởi xét về độ chân thật và chính xác, nó thua xa nhữngthể loại phóng sự, ký sự, hơn nữa nếu cần cung cấp kiến thức lịch sử, chỉ cần một cái nhấp chuột,người đọc có thể thỏa mãn mọi tò mò về các triều đại, các nhân vật lịch sử ở bất cứ đất nước nào.Với quan niệm rộng mở hơn, tiểu thuyết lịch sử bao hàm cả dã sử, huyền sử, thậm chí là phản lịchsử, là sự tổng hợp nhiều chủ đề, có thể chỉ xuất hiện khung cảnh lịch sử, tùy theo trí tưởng tượngnhà văn mà hư cấu nhân vật và không nhất thiết phải nhân vật đó phải đóng vai trò trung tâm trongtiến trình lịch sử. Sự nới rộng quan niệm đó dẫn đến việc tiểu thuyết lịch sử lấn sân sang nhiều địahạt khác, nghĩa là nó dung nạp cả tiểu thuyết sử thi, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết kiếm hiệp,tiểu thuyết lãng mạn… Và với quan điểm như vậy dù lối viết hiện đại hay truyền thống, trung thựcvới chính sử hay giả lịch sử, thể hiện chủ đề lịch sử qua việc tái hiện lịch sử hay tư tưởng nhân sinhnào khác, những tác phẩm hiện diện yếu tố lịch sử không hạn chế khả năng và tự do sáng tạo củanhà văn đều được coi là tiểu thuyết lịch sử. Quan niệm rộng mở này sẽ không làm tàn lụi tiểuthuyết lịch sử, trái lại, giúp nó hồi sinh dưới những dạng thức mới. Tuy nhiên, chấp nhận haykhông vẫn tùy thuộc vào quan điểm của từng cá nhân. Cho dù quan niệm về tiểu thuyết lịch sử như thế nào thì lịch sử vẫn luôn là miền đất hấp dẫnđối với nhà văn. Hồ Quý Ly vàMẫu Thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ra đời cách nhaukhoảng dăm sáu năm nhưng hai cuốn tiểu thuyết này là kết quả của một quá trình thai nghén lâudài với cảm thức lịch sử(2) và những trải nghiệm thể hiện tư tưởng nghệ thuật, nhãn quan độc đáocủa nhà văn. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng cho rằng “Theo tôi, tiểu thuyết lịch sử trướchết là tiểu thuyết”. Có thể thấy Nguyễn Xuân Khánh khá nhấn mạnh tính tiểu thuyết trong các tácphẩm viết về lịch sử của mình. Bài viết không nhằm mục đích phân loại tiểu thuyết của NguyễnXuân Khánh có phải tiểu thuyết lịch sử hay không mà tìm hiểu quan niệm về lịch sử thông qua thếgiới nghệ thuật với mong muốn góp phần lý giải sự thành công của hai cuốn tiểu thuyết Hồ QuýLy và Mẫu Thượng ngàn(3). Lịch sử - từ kinh nghiệm cộng đồng tới trải nghiệm cá nhân Khác với nhiều nhà văn quan tâm đến thời hiện tại, cái hôm nay đang diễn ra, NguyễnXuân Khánh cũng như một số nhà văn có hứng thú với đề tài lịch sử đã lựa chọn viết về quá khứ,những thời điểm lịch sử đặc biệt với một độ lùi thời gian khá xa. Khi chạm vào lịch sử, nhà văn sẽgặp một thách thức lớn, đối tượng tiếp nhận hiện thực lịch sử trong tác phẩm là một cộng đồng đãcó hiểu biết hoặc ấn tượng nào đó (mặc dù có thể còn mù mờ), trong khi nếu sáng tác một cuốntiểu thuyết hư cấu hoàn toàn, ông ta có thể tự do dẫn dắt người đọc đến những vùng đất bao la củatưởng tượng. Câu hỏi đặt ra là nhà văn phải viết như thế nào? Trong Hồ Quý Ly và Mẫu Thượngngàn, cách xử lý lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh khá tự do và đầy tính chủ quan. Sự đào sâu vàonhững toan tính của con người, nhu cầu cắt nghĩa đời sống theo những suy ngẫm, trải nghiệm đãkhiến người đọc nghĩ rằng lịch sử đích thực của tác phẩm là hư cấu. Điều này phù hợp với tinhthần của tiểu thuyết, “không ngừng nhận thức lại” bằng thái độ hoài nghi khoa học. Và như vậy,bức tranh lịch sử không mang giá trị tự thân, nghĩa là không nhằm tái hiện chân thực thời đại lịchsử. Nguyễn Xuân Khánh chỉ mượn nó làm phương tiện để chuyển tải kinh nghiệm, suy ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: