Danh mục

Quan niệm về nhân vật nữ trong Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 567.41 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này xác định và phân tích quan niệm về nhân vật nữ của John Steinbeck ở kiệt tác Chùm nho phẫn nộ. Nhân vật nữ trong tác phẩm phải chịu đựng nhiều bi kịch. Trong hành trình đến với miền đất hứa, họ đã mất đi chồng và con của mình.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về nhân vật nữ trong Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chris Baldick, The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms, Oxford University Press, New York, 2001, p. 43. 2. Donald Barthelme,Sixty Stories, Putnam, 1981. 3. Friedrich Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra, trans: Adrian del Caro, Cambridge University Press, Cambridge, 2006. DEFAULTICS OF SEMIOTICS Abstract: Sign is an object, phenomenon or a material-spirit attribute that exists outside and affects human senses, to cognize, reason and speculate its “meaning”. Sign is to survive, it must have the default. This article builds and determinesthe concept “defaultics”. It is a science which researches on the default of “meanings”, “materialities”,“compatibilities” and “legalizations”of signs in communicative language. Keywords: sign, default, communicative language. QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT NỮ TRONG CHÙM NHO PHẪN NỘ CỦA JOHN STEINBECK 22 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi Nguyễn Thị Thu Hằng1 Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Bài viết này xác định và phân tích quan niệm về nhân vật nữ của John Steinbeck ở kiệt tácChùm nho phẫn nộ. Nhân vật nữtrong tác phẩm phải chịu đựng nhiều bi kịch. Trong hành trình đến với miền đất hứa, họ đã mất đi chồng và con của mình. Tuy nhiên, những người phụ nữ trong tác phẩm vẫn vượt qua nỗi đau của bản thân để giành lấy vai trò trụ cột trong gia đình. John Steinbeck nói rõ người phụ nữ dễ thích nghi hơn đàn ông, đặc biệt là khi người đàn ông bất lực trước sự khủng hoảng của nền kinh tế. Steinbeck chọn những người phụ nữ thất học biểu tượng cho sức mạnh của niềm tin, tình yêu và sự tái sinh. Từ khóa: Quan niệm, nhân vật nữ, John Steinbeck, Chùm nho phẫn nộ… 1. MỞ ĐẦU Chùm nho phẫn nộ là thiên tiểu thuyết nổi tiếng gắn với tên tuổi của John Steinbeck, nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel văn chương năm 1962. Tác phẩm đã khái quát lại một thời kì bi đát, đầy đau đớn trong lịch sử dân tộc Mỹ. Xen kẽ giữa những chương miêu tả thiên nhiên thấm đẫm chất thơ, sự nhũng loạn của chủ đồn điền, “con quái vật” ngân hàng và sự phẫn uất ngày một lớn trong đám dân di cư thất nghiệp, Steinbeck đã khéo léo tái hiện lại hành trình thống khổ của gia đình Joad từ Oklahoma đến “miền đất hứa” California. Theo Steinbeck “Tối hậu là ngôi Lời và ngôi Lời là Con Người - và ngôi Lời mãi mãi đi cùng mọi Con Người” [3], quan niệm sùng kính con người được ông thể hiện xuyên suốt hành trình sáng tạo văn chương. Là nhà văn luôn bênh vực những giá trị nhân văn, ông đặc biệt dành sự ưu ái cho những con người nghèo khổ, đặc biệt là những người phụ nữ. Ở Chùm nho phẫn nộ, Steinbeck đã đem đến một quan niệm mới về người phụ nữ và sẽ không ngoa khi cho rằng Chùm nho phẫn nộ đã góp phần xác lập lại vị trí của nhân vật nữ trong lịch sử văn học Hoa Kỳ. Nhà văn không chỉ cảm thông với những bi kịch, những nỗi thống khổ của người phụ nữ. Đi đến tận cùng sự thấu hiểu, Steinbeck còn nhận ra sự đổi thay về vai trò trụ cột trong gia đình khi thời thế thay đổi, ở đó, người đàn ông mất đi tiếng nói và người phụ nữ đứng lên nắm quyền chỉ huy. Và vượt lên trên sự thấu hiểu là sự ngợi ca, Chùm nho phẫn nộ còn là một thiên anh hùng ca về sức mạnh của người phụ nữ và 1 Nhận bài ngày 28.11.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015 T¹P CHÝ KHOA HäC  Sè 1/2015 23 thiên chức của riêng họ, đó là sự tái sinh. 2. NỘI DUNG 2.1 Bi kịch trong thời đại khủng hoảng Tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ lấy bối cảnh xã hội Mỹ cuối những năm 20 đến đầu những năm 30 của thế kỉ XX. Đó là thời kì nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, kéo theo đó là sự thất nghiệp của công nhân thành thị. Ở nông thôn, thực tế còn bi đát hơn khi người nông dân mất đi ruộng đất. Thiên tai, mất mùa khiến họ trở thành con nợ của các chủ đồn điền; sự phát triển của máy móc, sự mở rộng của ngân hàng, của các điền chủ cướp hết đất đai, nhà cửa của người nông dân, biến họ trở thành kẻ vô gia cư. Số phận trớ trêu đã đẩy những con người nghèo khổ bước vào hành trình đến với “miền đất hứa” xa vời. Cũng như bao gia đình khác, gia đình Joad buộc phải từ bỏ mảnh đất tổ tiên họ để lại, “một nơi chả còn tốt đẹp gì, nhưng là quê hương” [1, tr.234] của họ. Hành trình gia đình Joad đến California là một hành trình đầy bi kịch. Cả gia đình chen chúc trên một chiếc xe Ford cũ kĩ, số tiền ít ỏi buộc họ phải chi tiêu dè sẻn để duy trì sự sống cho đến lúc đặt chân xuống California, trong lúc cái đói, cái ...

Tài liệu được xem nhiều: