Danh mục

Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 217.89 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

3. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ“Thơ là nghệ thuật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứ ngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao của ngôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”(35).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-1975 Quan niệm về thơ trong Lý luận Phê bình văn học đô thị miền Nam 1954-19753. Ngôn ngữ và hình ảnh thơ “Thơ là nghệ thu ật lấy ngôn ngữ làm cứu cánh” (Jakobson). Đó là thứngôn ngữ được chưng cất công phu vì “bài thơ là tổ chức ở trình độ cao củangôn ngữ, một tổ chức chặt chẽ tinh tế của ngôn ngữ”(35). Vì vậy với các nhà lýluận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, ngôn ngữ thơ là một phương tiệnhình thức luôn được coi trọng, ngôn ngữ luôn là một giá trị không thể phủ nhậntrong yếu tính thơ, vì “thơ tức là phần tinh lọc nhất của ngôn ngữ” (NguyễnQuốc Trụ)(36). Và “ngôn ngữ thi ca là thứ ngôn ngữ kết hợp hài hòa giữa ngônngữ và tư tưởng và nhiệm vụ của thi nhân là phải tạo nên sự nhiệm màu kỳdiệu ấy” (Phú Hưng)(37). Đây mới thực sự là yếu tố làm nên giá trị thơ ca. Tưtưởng trong ngôn ngữ thơ như một chiếc dây diều vừa đưa thơ cất cánh baycao, bay xa trong bầu trời của thực và mộng vừa neo thơ lại với bầu khí quyểnđời sống. Ngôn ngữ thơ theo Phú Hưng “không phải là một thứ ngôn ngữ xácve sau mùa hè đã im bặt tiếng kêu mà đó là một thứ ngôn ngữ không ngừngbiến sinh mãnh liệt”(38). Song ngôn ngữ trong thơ không phải là ngôn ngữnguyên sinh của đời sống. Đó là ngôn ngữ có giá trị tạo nghĩa, là một thứ“bóng chữ”. Nó có một “ma lực” riêng, nhiều khi vượt thoát khỏi ý thức củangười cầm bút để trở thành một thứ ám ảnh của vô thức. Như một “tiếng chimgọi đàn”, nó tràn ra ngòi bút của thi nhân và phóng chiếu thành những cảmhứng sáng tạo. Ngôn ngữ thơ vì thế “không những khác biệt ngôn ngữ nhậtdụng, nó còn biệt lập với người cầm bút, nó còn khả năng tự tồn, sinh sôi, nẩynở “Chữ đẻ ra chữ và ra nghĩa” (Bùi Hữu Sủng)(39). Ngôn ngữ luôn có khả năngtạo nghĩa và luôn biến sinh theo sự biến sinh của đời sống xã hội. Lý luận phêbình văn học ở đô thị miền Nam không những coi trọng vai trò của ngôn ngữ,một yếu tố hình thức góp phần tạo nên giá trị của thơ, mà còn đề cao ý thứctrách nhiệm của nhà thơ trong việc sáng tạo ngôn ngữ. Theo họ, nhà thơ phảilà người làm mới ngôn ngữ để thơ luôn tạo nên những rung động mới mẻ từphía người tiếp nhận vì “mỗi thời đại có một ngôn ngữ thơ riêng” (Thanh TâmTuyền)(40) và “nhiệm vụ trọng yếu của thi sĩ là tìm một ngôn ngữ mới làm thỏamãn người đọc” (Lê Huy Oanh)(41). Quả thật, sáng tạo nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng không bao giờchấp nhận sự lặp lại, dẫu là lặp lại chính mình. Mọi sự lặp lại trong sáng tạonghệ thuật đều đồng nghĩa với tự đào thải. Không thể có con đường mòn chomọi sáng tạo. Qui luật phủ định trong sáng tạo nghệ thuật luôn là một hệ giá trị.Người nghệ sĩ có dũng cảm vác cây thập giá đầy khổ ải trong suốt hành trìnhsáng tạo thì mới mong tồn sinh trong lòng người đọc. Đây là yêu cầu khắcnghiệt với thi nhân. Bởi thế, lý luận phê bình văn học ở miền Nam luôn đề caosự sáng tạo của người nghệ sĩ trong đó có sáng tạo về ngôn ngữ, như TôThùy Yên quan niệm Nhiệm vụ người làm thơ là bơm chất máu của sự sốngthời đại vào ngôn ngữ có vẻ đã khô héo”(42). Sáng tạo thơ, nếu nói không cực đoan, là sáng tạo ngôn ngữ, làm mớingôn ngữ. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách nhàthơ. Ngôn ngữ thơ không bao giờ là con chữ vô hồn mà là hiện thân của tưtưởng, tình cảm, là mối tương giao giữa nhà thơ với người đọc, là sự khẳngđịnh phẩm chất thi nhân của nhà thơ giữa cuộc đời. Vì “ngôn ngữ thơ tự nó đãcó một giá trị nhiệm màu trong sự truyền đạt cảm thông” (Cao Thế Dung)(43).Với sứ mệnh “cao trọng hóa tiếng nói của con người”, nhà thơ có phong cáchphải sáng tạo ra một “tiếng nói riêng”, “một giọng điệu riêng”, một lối dùng chữriêng trong thế giới nghệ thuật của mình. Đây cũng là quan niệm của DuyThanh, “Nhà thơ độc đáo đều có một ngôn ngữ riêng. Chính là cái rung cảmtrước thời đại biểu diễn qua lối nhìn bằng tiếng nói của hắn”(44). Mỗi nhà thơđều dùng chất liệu ngôn ngữ như một công cụ sáng tạo. Và thơ bao giờ cũngvươn tới cái đẹp, đồng hành với cái đẹp. Vì thế trong quan niệm của các nhà lýluận phê bình văn học miền Nam, ngôn ngữ thơ không chỉ chứa đựng tư tưởngmà còn biểu hiện cái đẹp của thi ca, là sự thức nhận mỹ cảm nơi người đọc.Bởi “Ngôn ngữ thi ca là một ngôn ngữ có nội dung phản ảnh được dư vangnghệ thuật” (Trần Nhựt Tân)(45). Ngôn ngữ thi ca, vì thế là một giá trị góp phầntạo nên sự hằng sống của thơ. “Thơ không phải là một mớ lý thuyết mà là mộtthực thể ngôn ngữ, vấn đề chính vẫn là ngôn ngữ ấy thực thể ra sao?”( ĐặngTiến)(46). Và thơ ca ám ảnh người đọc phải chăng cũng vì vẻ đẹp toát ra từ“thực thể ngôn ngữ” ấy. Vũ trụ tâm hồn thi nhân có hòa điệu với tâm hồn ngườiđọc không, có “tri âm” với người tiếp nhận hay không, tất cả phải thông quachiếc cầu ngôn ngữ, nói như Bùi Giáng “thi ca vẫn có sức đưa dẫn người tavào giữa huyền nhiệm của cuộc sống”(47). Ngôn ngữ thơ bao giờ cũng là hóacông của người nghệ sĩ. Mỗi chữ trong thơ đều là sự vang vọn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: