Danh mục

Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tuy có mối liên hệ, gắn bó như thế nhưng trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam, nhân vật tiểu thuyết dù có là “những mảnh đời”, là “nỗi ám ảnh” của tác giả thì vẫn luôn độc lập với tác giả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về tiểu thuyết trong Lý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975 Quan niệm về tiểu thuyết trongLý luận phê bình văn học Đô thị miền Nam 1954-1975 Tuy có mối liên hệ, gắn bó như thế nhưng trong quan niệm của lý luận phê bìnhvăn học ở đô thị miền Nam, nhân vật tiểu thuyết dù có là “những mảnh đời”, là “nỗi ámảnh” của tác giả thì vẫn luôn độc lập với tác giả. Bởi lẽ, khi nhà văn tạo ra nhân vật,nghĩa là đã cho nhân vật một đời sống riêng, một định mệnh riêng, từ đó nhân vật sẽđịnh liệu số phận của mình. Võ Phiến cho rằng “Tác giả tạo ra một nhân vật có cá tínhhẳn hoi, mở đầu quyển truyện cho nhân vật khởi sự cuộc đời, rồi kết cục cuộc đời sẽ rasao là tùy nhân vật tự định liệu lấy. Nhân vật cứ làm chủ lấy định mệnh của mình và tựdo hành động theo bản tính”(32). Cho nên, khi xây dựng nhân vật tiểu thuyết, nhà vănphải tôn trọng tính độc lập của nhân vật, phải thấy được qui luật vận động nội tại củatính cách nhân vật. Bởi lẽ theo Võ Phiến “Nhân vật tiểu thuyết vốn hèn lắm, họ khôngchịu hi sinh cho cốt truyện, cho luận đề, cho ý tưởng cao đẹp nào cả (…) Ép họ hi sinhnhư thế thì họ chết non không kịp thành nhân dạng, đã thiệt hại cho họ mà “việc lớn”cũng không thành”(33). Tính độc lập của nhân vật còn thể hiện ở sự tiếp nhận nơi ngườiđọc. Nếu chỉ là một hằng số minh họa cho tư tưởng của tác giả theo luận đề có sẵn, nhânvật tiểu thuyết sẽ không bao giờ có sức sống dài lâu. Bởi lẽ việc tiếp nhận là một biếnsố tương hợp với tầm đón đợi của người đọc. Do đó sẽ không bao giờ có nhân vật tiểuthuyết nào là mẫu số chung cho mọi thời mà nó luôn chuyển hóa theo sự tiếp nhận củangười đọc ở mỗi thời. Muốn vậy nhà văn phải tôn trọng sự phát triển tự do của nhân vật.Đó cũng là quan điểm của Nguyễn Văn Trung khi ông cho rằ ng “muốn cho nhân vậtsống động hãy coi họ như những tự do, như những cuộc đời luôn luôn có những thay đổibất ngờ, trong đó không một hành động nào xấu tốt có thể quyết định một cách hoàn tấtcả cuộc đời đó”(34). Nhân vật tiểu thuyết phải là một biến số, nghĩa là tự nó phải luôn cósự chuyển hóa để thích nghi với những biến sinh của đời sống thì mới tạo được sức sốngtrong lòng người. Đây cũng là điều Võ Phiến lưu ý nhà văn khi xây dựng nhân vật tiểuthuyết: “Nhân vật tiểu thuyết thuở đầu tiên là những kẻ phi thường, hành tung gây nênkinh ngạc. Sau đó đến một thời kì họ là những kẻ làm cho độc giả xúc động, thổn thứctrong cõi lòng. Nhưng rồi đến lúc độc giả tinh tế trông thấy rõ tâm lý quá thô sơ của họ,nhân vật tiểu thuyết bèn vứt, bỏ mọi huênh hoang, hạ mình xuống làm những kẻ tầmthường như bất cứ ai ngoài đời. (…) Nhưng tầm thường rồi lại vẫn không được yên thân.Một thế hệ khác lại khám phá ra rằng họ chưa chân thực. Ngang tàng là giả dối, đắmđuối là giả dối, tầm thường trong khuôn phép lại cũng giả dối nốt. Lớp tác giả sau nàyphát giác rằng phía sau cái bề mặt đúng đắn, hợp lý, phía sau cái cuộc sống theo ước lệxã hội đó - cái lớp vỏ rất mỏng ấy - còn có cái thế giới mênh mông của sinh hoạt bảnnăng, của những phản ứng phi lý, kì quặc, vô thường. Họ khai phá thế giới ấy và nhânvật tiểu thuyết hóa thành những kẻ dị thường, nhảm nhí, tự mâu thuẫn”(35). Vì vậy, nếunhà văn cứ biến nhân vật tiểu thuyết thành luận điểm minh chứng cho một luận đề cósẵn, thì nhân vật cũng chỉ là những đốm sáng nhạt nhòa, lụi tàn theo thời gian, theonhững biến sinh của đời sống xã hội. Chính vì thế Nhất Linh trong tác phẩm Viết vàđọc tiểu thuyết cho rằng việc viết tiểu thuyết luận đề “là cái lầm lớn nhất trong đời vănsĩ của tôi”(36). Đồng thời để nói rõ hơn việc nhà văn sử dụng nhân vật minh họa cho luậnthuyết tư tưởng của mình, Nhất Linh đã thành thực nhận ra: “Độ ấy tôi chỉ coi nhân vậtnhư những quân cờ để đánh một ván bài, họ không phải là cái chính và chỉ dùng nhữngchi tiết nào lợi cho cái ý chứng tỏ của mình không theo sát cuộc đời thực là mục đíchchính của tiểu thuyết mà đổi cuộc đời thực đi để lại cho luận đề của mình”(37). Văn họcbao giờ cũng là hiện thân những ngẫm ngợi của nhà văn về cuộc đời. Nhân vật tiểuthuyết không thể hằng sinh nếu nó không thực sự là những con người từ đời sống bướcvào trang văn, và từ trang văn trở lại với cuộc đời “nghệ thuật không nên để vắng mặtcon người thay vào những hình nộm”(38), vì theo Thanh Tâm Tuyền “tiểu thuyết là hìnhbóng cuộc đời. Và hình bóng còn thực hơn cả cuộc đời”(39). Quả thật, nhân vật tiểu thuyết luôn có mối liên hệ với cuộc đời. Nó là hình bóngcủa con người, có tác động đến lối sống của con người. Cho nên trong phương thức xâydựng nhân vật, dù theo quan niệm nào, phương thức nào thì nhân vật tiểu thuyết cũngbắt nguồn từ cuộc đời thực và phải độc lập với tác giả. Nhân vật tiểu thuyết phải có đờisống riêng, số phận riêng phù hợp với sự phát triển tính cách của nhân vật và logíc củađời sống. Có như thế nhân vật mới có sức sống lâu dài trong lòng người người đọc. Chonên, theo Thanh Tâm Tuyền, nếu đem nhân vật tiểu thuyết kiểm chứng ở ngoài đời sẽthấy lối sống ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: