Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 581.59 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tìm hiểu về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, đưa ra một số quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nơi đây. Qua đó có thể khẳng định, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc bản địa, mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Ngô Hồng Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 09 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình Năm bảo vệ: 2014 95 tr . Abstract. Từ việc tìm hiểu về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, luận văn đã đưa ra một số quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nơi đây. Qua đó có thể khẳng định, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc bản địa, mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng thời, luận văn đã góp phần phản ánh thế giới quan của người Việt từ thời xưa cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, đã đề cập đến hiện trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay. Keywords.Tôn giáo học; Vũ trụ; Nhân sinh; Tín ngưỡng dân gian; Người Việt Content. 1. Lý do chọn đề tài: Đã từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như ở nhiều địa phương trên cả nước. Những hoạt động thờ cúng tổ tiên đã góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên nếu không có một định hướng đúng đắn, người ta có thể rơi vào tình trạng mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất và cản trở sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy cần phải có những định hướng đúng đắn cho các hoạt động thờ cúng tổ tiên được diễn ra một cách lành mạnh, trên cơ sở tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Việc nghiên cứu những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta thấy được cơ sở hình thành, tồn tại và xu hướng vận động của loại hình tín ngưỡng này. Đồng thời đây cũng là một trong những chìa khoá để chúng ta tìm về cội nguồn của dân tộc. Từ đó có thể đưa ra những định hướng đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác, như chúng ta đã biết, đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời của người Việt, đây cũng là nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là nơi bắt đầu của nền văn hóa Đông Sơn hay Thăng Long – Hà Nội…Nền văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu đã được khai sinh ở nơi đây. Hiện tại, đồng bằng Bắc Bộ cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định. Qua đó có thể thấy rằng, nghiên cứu về quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những quan niệm ấy chính là nền tảng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Là một tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Xung quanh vấn đề này, có thể kể đến các công trình như: Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1995; Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam của tác giả Toan Ánh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay do tác giả Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay của tác giả Trần Đăng Sinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Tín ngưỡng và Văn hóa Tín ngưỡng ở Việt Nam do tác giả Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 2001; Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1977; Tín ngưỡng làng xã của Vũ Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999; Thờ cúng tổ tiên và lễ tang, ma chay giỗ chạp, nên hiểu như thế nào của Mai Thanh Hải, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005… Ngoài ra, còn nhiều bài viết trên các tạp chí cũng đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam như tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Tôn giáo… Ngoài ra trên các báo như báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Lao động, báo Ph ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Ngô Hồng Hạnh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 09 Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình Năm bảo vệ: 2014 95 tr . Abstract. Từ việc tìm hiểu về nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, luận văn đã đưa ra một số quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nơi đây. Qua đó có thể khẳng định, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc bản địa, mang đậm bản sắc của cư dân nông nghiệp lúa nước. Đồng thời, luận văn đã góp phần phản ánh thế giới quan của người Việt từ thời xưa cho đến ngày nay. Bên cạnh đó, đã đề cập đến hiện trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong giai đoạn hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay. Keywords.Tôn giáo học; Vũ trụ; Nhân sinh; Tín ngưỡng dân gian; Người Việt Content. 1. Lý do chọn đề tài: Đã từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như ở nhiều địa phương trên cả nước. Những hoạt động thờ cúng tổ tiên đã góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Tuy nhiên nếu không có một định hướng đúng đắn, người ta có thể rơi vào tình trạng mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất và cản trở sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy cần phải có những định hướng đúng đắn cho các hoạt động thờ cúng tổ tiên được diễn ra một cách lành mạnh, trên cơ sở tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân. Việc nghiên cứu những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta thấy được cơ sở hình thành, tồn tại và xu hướng vận động của loại hình tín ngưỡng này. Đồng thời đây cũng là một trong những chìa khoá để chúng ta tìm về cội nguồn của dân tộc. Từ đó có thể đưa ra những định hướng đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Mặt khác, như chúng ta đã biết, đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất có lịch sử hình thành từ lâu đời của người Việt, đây cũng là nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là nơi bắt đầu của nền văn hóa Đông Sơn hay Thăng Long – Hà Nội…Nền văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu đã được khai sinh ở nơi đây. Hiện tại, đồng bằng Bắc Bộ cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vùng văn hóa này vẫn có những tiềm năng nhất định. Qua đó có thể thấy rằng, nghiên cứu về quan niệm vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những quan niệm ấy chính là nền tảng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài: Là một tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến. Xung quanh vấn đề này, có thể kể đến các công trình như: Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 1995; Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam của tác giả Toan Ánh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay do tác giả Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay của tác giả Trần Đăng Sinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Tín ngưỡng và Văn hóa Tín ngưỡng ở Việt Nam do tác giả Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 2001; Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1977; Tín ngưỡng làng xã của Vũ Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999; Thờ cúng tổ tiên và lễ tang, ma chay giỗ chạp, nên hiểu như thế nào của Mai Thanh Hải, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005… Ngoài ra, còn nhiều bài viết trên các tạp chí cũng đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam như tạp chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Tôn giáo… Ngoài ra trên các báo như báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Lao động, báo Ph ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quan niệm về vũ trụ Quan niệm về nhân sinh Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Cư dân nông nghiệp lúa nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận Văn hoá Việt Nam: So sánh tín ngưỡng dân gian Việt Nam - phương Tây
29 trang 226 0 0 -
Tài liệu tôn giáo, tín ngưỡng ở khu vực Tây Nam bộ hiện nay
243 trang 38 1 0 -
Quan điểm nhận thức luận của Ngô Thì Nhậm
4 trang 35 0 0 -
Tiểu luận: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
7 trang 26 0 0 -
74 trang 22 0 0
-
Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Đà Nẵng dưới tác động của đô thị hóa
6 trang 22 0 0 -
Tình hình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay
7 trang 21 0 0 -
Phong tục thờ cúng của Việt Nam: Phần 2
69 trang 21 0 0 -
Phong tục thờ cúng của Việt Nam: Phần 1
55 trang 19 0 0 -
Tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở Long An
15 trang 18 0 0