Danh mục

Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 5.13 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuốn sách được thiết kế thành 7 chương theo ba khối kiến thức chính: nhận thức tổng quát về quản trị chuỗi cung ứng và quá trình phát triển của quản trị chuỗi cung ứng; định hình chiến lược và kế hoạch tổng thể về quản trị chuỗi, và thực hành các chức năng tác nghiệp trong quản trị chuỗi cung ứng. Mời các bạn cùng tham khảo tiếp nội dung phần 2 cuốn sách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng - 126 - Quản trị chuỗi cung ứng CHƯƠNG 5 : QUẢN TRỊ MUA HÀNG Mục tiêu của chương:  Định nghĩa vai trò của mua hàng  Đánh giá tầm quan trọng của việc mua hàng trong chuỗi cung ứng  Lựa chọn nhà cung ứng phù hợp  Thảo luận các bước của qui trình mua hàng  Mô tả mua hàng trực tuyến và các lợi thế của mua hàng trực tuyến  Bàn về các thỏa thuận khác nhau về việc mua hàng I. GIỚI THIỆU VỀ MUA HÀNG 1. Mua hàng và việc mua hàng Trong các chương trước, chúng ta đã mô tả việc hoạch định chuỗi cung ứng. Việc hoạch định bắt đầu với các mục tiêu chiến lược, và kế đến tổ chức các dòng nguyên liệu, đảm bảo rằng các nguồn lực là sẵn sàng, và thường xuyên tìm các phương pháp tốt hơn. Nhưng chúng ta đã không thật sự thảo luận cơ chế để bắt đầu dòng nguyên vật liệu. Phần này được cung ứng bởi bộ phận thu mua hoặc mua hàng. Trong chuỗi cung ứng, mỗi tổ chức mua các nguyên vật liệu từ những nhà cung ứng ở mắc xích trước nó, gia tăng giá trị và bán chúng cho khách hàng ở mắc xích tiếp theo. Mỗi tổ chức, mua và bán các nguyên vật liệu xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng. Điểm bắt đầu của mỗi dịch chuyển là việc mua hàng. Đó là thông điệp mà tổ chức gửi đến nhà cung ứng, “chúng tôi đồng ý với các điều khoản, vậy hãy gửi cho chúng tôi nguyên vật liệu và chúng tôi sẽ thanh toán’. Quản trị mua hàng (purchasing management) được nhìn nhận lại với tư cách là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, quản trị mua hàng lại được nhìn nhận khác nhau tùy theo cách tiếp cận. Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo điều hành và kiểm soát hoạt động mua hàng của doanh nghiệp thương mại nhằm thực hiện mục tiêu bán hàng. Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị mua hàng là quản trị bằng các bước công việc như xác định nhu cầu, tìm và lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi và kiểm tra việc giao nhận, đánh giá kết quả mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Quá trình mua hàng là quá trình phân tích để đi đến quyết định mua hàng gì? Mua của ai, với số lượng và giá cả như thế nào. Đây là một quá trình phức tạp được lặp đi, lặp lại thành một chu kì, liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích các yếu tố trong quản lí, cung ứng. Việc mua hàng đưa ra cơ chế bắt đầu và kiểm soát dòng nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng. Mua hàng là một chức năng có nhiệm vụ thu thập tất cả các nguyên vật liệu cần thiết cho tổ chức. Nhiều giao dịch không phải thuộc loại mua hàng, mà bao gồm cả việc thuê, hợp đồng, trao đổi, quà tặng, mượn... Vì vậy một số người thích sử dụng thuật ngữ “mua hàng”. “Mua hàng” và “thu mua” thường có ý nghĩa như nhau. Thông thường, mặc dù việc mua hàng thường để chỉ việc mua thật sự, trong khi thu mua (mua, thuê, hợp đồng...) cũng như những công việc liên quan đến việc lựa chọn các nhà cung ứng, thương lượng, thỏa thuận các điều khoản, thực hiện, kiểm soát năng lực của nhà cung ứng, nhận nguyên vật liệu, vận chuyển, kho hàng và nhận hàng hóa từ các nhà cung ứng. Chương 5 - Quản trị mua hàng - 127 - Mua hàng thường không tự thực hiện việc vận chuyển nguyên vật liệu, mua hàng tập trung vào việc tổ chức việc chuyển giao chúng. Mua hàng chyển thông điệp về những nguyên vật liệu cần thiết, và sắp xếp sự thay đổi quyền sở hữu và vị trí của chúng. Nhưng chức năng khác, như vận chuyển, mới thật sự dịch chuyển chúng. Do vậy việc mua hàng nói chung liên quan đến việc xử lý thông tin. Bộ phận mua hàng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn, phân tích chúng và chuyển thông tin trong chuỗi cung ứng. 2. Tầm quan trọng của mua hàng Quản trị mua hàng có ý nghĩa quan trọng đối với một doanh nghiệp thể hiện ở nội dung và yêu cầu của hoạt động này: hoạch định, tổ chức, kiểm soát hoạt động mua hàng sao cho mua được hàng thường xuyên, đều đặn và kịp thời, cung cấp hàng hoá phù hợp với nhu cầu về số lượng, cơ cấu, chủng loại với chất lượng tốt, giá cả hợp lí. Quản trị mua hàng được phản ánh thông qua việc phân tích các bước của quá trình mua hàng đó là việc phân tích, lựa chọn để đi đến quyết định mua hàng. Đây là quá trình phức tạp được lặp đi, lặp lại thành một chu kì. Mua hàng liên quan đến việc sử dụng các kết quả phân tích các yếu tố trong quản trị chuỗi cung ứng như: đánh giá môi trường chung hiện tại và tương lai; thực trạng về cung cầu hàng hoá đó trên thị trường; cơ cấu thị trường của sản phẩm; giá cả hiện hành và dự báo; thời hạn giao hàng và các điều kiện, điều khoản; tình hình tài chính; lãi suất trong nước và ngoài; chi phí lưu kho và hàng loạt các vấn đề khác. Tổ chức tốt việc mua hàng là cơ sở để thực hiện các mục tiêu của quản trị mua hàng và nói rộng ra là của doanh nghiệp. Bạn có thể dễ dàng nhận ra tại sao việc mua hàng lại quan trọng. Nếu chúng ta nhìn với quan điểm rộng, việc mua hàng hình thành mối liên kết cơ bản giữa các tổ chức trong chuỗi cung ứng, và nó cung cấp cơ chế cho việc phối hợp các dòng nguyên vật liệu giữa khách hàng và nhà cung ứng. Tại mỗi điểm trong chuỗi cung ứng, việc mua hàng chuyển thông điệp ra tuyến sau nhằm mô tả những gì mà khách hàng mong muốn, và chuyển thông điệp ra tuyến trước nhằm thông tin những gì mà các nhà cung ứng sẵn có. Sau đó thương lượng các điều khoản và điều kiện giao hàng. Nếu chúng ta nhìn hạn chế hơn, việc mua hàng rõ ràng là một chức năng cơ bản trong mỗi tổ chức. Chúng ta biết rằng mỗi tổ chức cần cung ứng các nguyên vật liệu và việc mua hàng đảm nhiệm công việc này cho tổ chức. Nếu việc mua hàng thực hiện kém, các nguyên vật liệu không đến kịp, hoặc những nguyên vật liệu bị lỗi được chuyển đến, hoặc với số lượng không đúng, hoặc không đúng lúc, hoặc với chất lượng kém, hoặc v ...

Tài liệu được xem nhiều: