Thông tin tài liệu:
Trong gần 30 năm lại đây, Quản trị công ty (Corporate Governance) là một trong những chủ đề được giới nghiên cứu rất quan tâm. Một chuỗi các sự kiện diễn ra trong những năm qua đã khiến giới nghiên cứu hàn lâm, các công ty tư vấn, cũng như hệ thống tài chính ngân hàng đã dồn nhiều nỗ lực vào tìm hiểu các khía cạnh của chủ đề này. Các nghiên cứu cho thấy, quản trị công ty yếu kém là một trong những nguyên do của những câu chuyện kinh doanh bê bối ở Hoa Kỳ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị công ty - yêu cầu của doanh nghiệp hiện đại Quản trị công ty - yêu cầu của doanh nghiệp hiệnđạiSAGA.vn | Trong gần 30 năm lại đây, Quản trị công ty (Corporate Governance)là một trong những chủ đề được giới nghiên cứu rất quan tâm. Một chuỗi các sựkiện diễn ra trong những năm qua đã khiến giới nghiên cứu hàn lâm, các công tytư vấn, cũng như hệ thống tài chính ngân hàng đã dồn nhiều nỗ lực vào tìm hiểucác khía cạnh của chủ đề này. Các nghiên cứu cho thấy, quản trị công ty yếukém là một trong những nguyên do của những câu chuyện kinh doanh bê bối ởHoa Kỳ và khủng hoảng kinh tế ở Châu Á, đặc biệt là những trục trặc trong quátrình cổ phần hoá và phát triển kinh tế tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi.Báo chí ở Việt Nam gần đây đăng nhiều vấn đề của thị trường chứng khoán vớinhững tiêu đề lớn như giao dịch nội gián, công ty niêm yết chưa hiểu rõ về côngbố thông tin, phương án phát hành cổ phần của Vipco, 130 tỷ đồng cổ phiếu ưuđãi Savico, v.v. Những thông tin này khiến nhiều nhà đầu tư suy nghĩ và đã gâyra tranh cãi, đó chính là các chủ đề của quản trị công ty (QTCT). Các tổ chức tàichính và ngân hàng thế giới đã lường trước vấn đề này và đã cảnh váo chúng tatừ những năm TTCK bắt đầu hoạt động.Khái niệm và nguồn gốcTrước hết, cần phân biệt rõ khái niệm quản trị công ty (Corporate Governance)và Quản trị kinh doanh (Business Management). Quản trị kinh doanh là công tácđiều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Ban giámđốc thực hiện. Còn quản trị công ty là quá trình quản lý của cổ đông tới hoạtđộng của toàn công ty nhằm đảm bảo quyền lợi của của mình và xã hội. Rộnghơn, QTCT phát triển đến quyền lợi của những người liên quan (stakeholders)không chỉ là cổ đông mà còn là nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, môitrường và các cơ quan nhà nước. Vì thế, theo quy chế QTCT của bộ Tài chínhmới ban hành vào tháng 3 năm 2007, QTCT được định nghĩa là hệ thống cácquy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướng điều hành và được kiểm soátmột cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên quan đếncông ty.Chủ đề QTCT ra đời từ vấn đề tách biệt giữa quản lý và sở hữu doanh nghiệp.Cho dù là doanh nghiệp niêm yết hay công ty cổ phần bình thường, thì QTCTcũng hướng đến bảo vệ quyền lợi cổ đông và những người liên quan. Đối vớicác công ty đại chúng, số cổ đông nhỏ cũng khá nhiều, tiếng nói của họ dườngnhư rất hạn chế vì vậy, cần có những cơ chế minh bạch để bảo vệ quyền lợi củanhóm này. Xa hơn, QTCT định hướng doanh nghiệp tạo ra giá trị cho cổ đông vàcho toàn xã hội.Ngân hàng thế giới, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và các ngânhàng khu vực đã tiến hành nhiều chương trình nghiên cứu về QTCT trong nhiềunăm qua. Từ năm 1999, OECD đã đưa ra các nguyên tắc QTCT và dùng để làmchuẩn đánh giá mức độ tuân thủ các tiêu chí này của các quốc gia trong tổ chức.Ngân Hàng thế giới đã dùng những nguyên tắc này để thực hiện các đánh giátình hình tuân thủ nguyên tắc của các nước để cung cấp thông tin cho nhà đầutư. Năm 2006 Ngân Hàng Thế Giới đã có báo cáo về tình hình thực hiện tuânthủ các nguyên tắc QTCT tại Việt Nam. Báo cáo cũng cho thấy, tình hình QTCTở Việt Nam chỉ tuân thủ một phần hoặc chưa tuân thủ các tiêu chí của OECD.Về mặt lịch sử, từ thế kỷ 18, Adam Smith đã viết trong cuốn sách Sự thịnhvượng của các quốc gia rằng: các quản trị gia, với vai trò là người quản lý tiềncủa người khác, không thể kỳ vọng rằng họ sẽ quan tâm đến số tiền này nhưngười chủ thực sự của nó. Điều đó có nghĩa là vấn đề của QTCT đã bắt đầu từkhá lâu, nhưng những biến cố kinh tế xảy ra hiện nay khiến chủ đề này cảng trởnên quan trọng.Giới nghiên cứu cho rằng QTCT là giải quyết vấn đề phát sinh từ việc táchquyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Dựa trên quan điểm này, nghiên cứu vềQTCT tập trung vào: cấu trúc nội bộ và các quy tắc của hội đồng quản trị, tạo racác ban giám sát và kiểm toán độc lập, quy định về phổ biến thông tin cho cổđông và các tổ chức tín dụng liên quan, lương bổng cho ban quản trị, và kiểmsoát doanh nghiệp. QTCT liên quan đến cách các nhà cung cấp tài chính đảmbảo họ có thể nhận được lợi tức từ việc đầu tư của mình. Làm thế nào các nhàtài trợ có thể yêu cầu các nhà quản lý mang lại lợi nhuận cho họ? Làm thế nàođể biết chắc rằng nhà quản lý không lấy tiền của họ đầu tư vào các dự án xấu?Làm thế nào để nhà tài trợ kiểm soát người quản lý?Hơn thế nữa, các mô hình công ty hiện đại với các cấu trúc sở hữu ngày càngđa dạng nảy sinh thêm vấn đề quan hệ giữa hội đồng quản trị và các cổ đôngnhỏ, đặc biệt là các hành vi của các cổ đông là tổ chức hay nhà nước.Các vấn đề liên quan đến QTCTTại các nước, các vấn đề liên quan đến QTCT cũng khởi nguồn từ quá trình cổphần hoá (tư nhân hoá). Việc tạo ra một cấu trúc quản trị tốt sẽ là cơ sở để quátrình cổ phần hoá thành công do dù là quan điểm của Nhà nước hay là cá nhânnhà đầu tư tiềm năng. Kinh nghiệm quá trình cổ phần hoá cho thấy những qu ...