Danh mục

Quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 512.04 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này sử dụng các mô hình về Quản trị lợi nhuận để làm rõ và đo lường các hành vi quản trị lợi nhuận của Các Công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Đề tài sử dụng dữ liệu về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo tiêu chuẩn phân ngành ICB (Industry Classification Benchmark) của 428 Công ty niêm yết tương ứng với 13 ngành nghề tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011- 2014. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM MANAGING PROFITABILITY OF COMPANIES LISTED IN VIETNAM'S CURRENT STOCK MARKET ThS. Phạm Kim Ngọc TS. Đường Nguyễn Hưng Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Tóm tắt Trong bài viết này, chúng tôi muốn sử dụng các mô hình về Quản trị lợi nhuận để làm rõ và đo lường các hành vi quản trị lợi nhuận của Các Công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Chúng tôi đã sử dụng dữ liệu về Báo cáo tài chính đã được kiểm toán theo tiêu chuẩn phân ngành ICB (Industry Classification Benchmark) của 428 Công ty niêm yết tương ứng với 13 ngành nghề tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011- 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có hành vi quản trị lợi nhuận của các Công ty niêm yết thuộc về nhóm ngành Bất động sản, Containers & Đóng gói và Xây dựng trong năm nghiên cứu. Từ khóa: quản trị lợi nhuận, công ty niêm yết, báo cáo tài chính. Abstract In this article, the authors use models of managing profitability to clarify and measure practices of managing profitability of companies listed in Vietnam's current stock market. Data on financial statements that was audited in accordance with industry classification benchmark (ICB) of 428 listed companies, corresponding to 13 sectors in Vietnam in the period from 2011 to 2014. The study results showed that managing profitability of listed company belongs to real estate industry, Containers & packaging and Construction industry. Key words: managing profitability, listed companies, financial reports. 369 1. TỔNG QUAN Hành vi quản trị lợi nhuận trong các nghiên cứu trước đây thường được nhận diện thông qua các mô hình định lượng ước tính phần giá trị biến dồn tích tùy ý. Đây là phần giá trị dồn tích mà có thể được nhà quản lý điều chỉnh để tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phần biến dồn tích này có thể được ước tính bằng tổng giá trị biến dồn tích trừ đi phần giá trị biến dồn tích không tùy ý, trong đó biến dồn tích không tùy ý phản ánh phần dồn tích tồn tại khách quan gắn liền với mức hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó, để nhận diện được hành vi điều chỉnh lợi nhuận của doanh nghiệp, các mô hình đi vào ước lượng phần giá trị biến dồn tích không tùy ý, trên cơ sở đó để xác định được phần giá trị biến dồn tích tùy ý. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc ước tính các thành phần của biến dồn tích, việc tìm hiểu khả năng và cách thức vận dụng các mô hình nghiên cứu trước đây để nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp trong bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là mối quan tâm của phần này. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của các mô hình ước lượng giá trị các thành phần biến dồn tích. Các nghiên cứu của Dechow và cộng sự (1995) cho thấy các mô hình Healy (1985), DeAngelo (1986), Jones (1991) có nhiều khiếm khuyết trong việc ước tính giá trị các thành phần biến dồn tích. Mô hình Jones điều chỉnh (1991) thể hiện được tính hiệu quả hơn cả (so với các mô hình trên) trong việc nhận diện các thành phần biến dồn tích. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này sẽ dựa trên cơ sở mô hình Jones điều chỉnh (1991) để áp dụng vào bối cảnh Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình Jones điều chỉnh (1991) sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian trong khi đó, với một thị trường chứng khoán Việt Nam mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, áp dụng mô hình như vậy là không khả thi. Jeter và Shivakumar (1999) khi nghiên cứu về nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp đã sử dụng số liệu theo ngành để ước lượng các tham số. Dựa trên các nghiên cứu trên, nghiên cứu này điều chỉnh thiết kế nghiên cứu theo mô hình Jones điều chỉnh (1991) bằng việc sử dụng số liệu tài chính theo ngành của các doanh nghiệp niêm yết. Trong nghiên cứu này, việc nhận diện hành vi điều chỉnh lợi nhuận sẽ được kiểm định ở một năm chọn làm một năm sự kiện để kiểm định các doanh nghiệp có hành vi điều chỉnh lợi nhuận trong năm này hay không. Trên cơ sở ước lượng được phần giá trị biến dồn tích tùy ý, việc kiểm định này được đặt trên giả định: giá trị trung bình của phần giá trị biến dồn tích tùy ý của các doanh nghiệp (ở đây được ước lượng cho từng ngành) bằng không nếu không có hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở năm sự kiện. Các nội dung tiếp theo nghiên cứu này sẽ đi vào trình bày khái quát về các hạn chế của các mô hình ước lượng biến dồn tích, sau đó là thiết kế mô hình xác định biến dồn tích tùy ý, chọn mẫu, và trình bày kết quả nghiên cứu. 2. HẠN CHẾ CỦA CÁC MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG BIẾN DỒN TÍCH Hành vi quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp thường liên quan đến việc tác động đến biến dồn tích. Biến dồn tích được tạo ra trong việc ghi nhận lợi nhuận kế toán trên cơ sở kế toán dồn tích. Trong đó, biến dồn tích có thể tách ra làm hai phần: phần giá trị biến dồn tích tùy ý và phần giá trị biến dồn tích không tùy ý. Phần giá trị biến dồn tích không tùy ý phản ánh mức độ hoạt động thực chất của doanh nghiệp. Trong khi đó, phần giá trị biến dồn tích 370 tùy ý thường biến động và chịu tác động bởi quyết định chủ quan của nhà quản lý. Cơ sở để nhận diện được hành vi điều chỉnh lợi nhuận chính là việc ước lượng được phần giá trị biến dồn tích tùy ý. Nhưng để làm được điều này, các mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận nhìn chung đều tập trung vào vấn đề ước lượng được phần giá trị biến dồn tích không tùy ý trong tổng giá trị biến dồn tích, từ đó ước tính ra phần giá trị biến dồn tích tùy ý. Các mô hình xác định các thành phần biến dồn tích thường chia kỳ nghiê ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: