Danh mục

Quản trị quốc gia trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII: Bước tiến mới và yêu cầu mới

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 554.32 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày và phân tích những tác động của việc ghi nhận nguyên tắc quản trị tốt trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc đề cao các yếu tố của quản trị tốt cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với hệ thống pháp luật quốc gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quản trị quốc gia trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII: Bước tiến mới và yêu cầu mới QUẢN TRỊ QUỐC GIA TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ XIII: BƢỚC TIẾN MỚI VÀ YÊU CẦU MỚI PGS.TS. Vũ Công Giao TS. Nguyễn Văn Quân Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Các nguyên tắc của quản trị tốt từng bước được phổ biến và ghi nhận tại Việt Nam như là một công cụ quan trọng để đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia. Bài viết trình bày và phân tích những tác động của việc ghi nhận nguyên tắc quản trị tốt trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Việc đề cao các yếu tố của quản trị tốt cũng đặt ra những yêu cầu và thách thức đối với hệ thống pháp luật quốc gia. Từ khoá: Quản trị, quản trị tốt, quản trị nhà nước, quản trị quốc gia, Đại hội Đảng Dẫn nhập Từ những năm 1990, cùng với sự tan rã của Liên Xô và khối các nước xã hội chủ nghĩa là xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế được đẩy mạnh. Bối cảnh mới này tác động sâu rộng tới tổ chức và hoạt động của nhà nước, cũng như tác động tới các thiết chế xã hội khác. Bối cảnh mới này là điều kiện thúc đẩy xu thế chuyển dịch từ quản lý sang quản trị. Theo đó, quản trị dần trở thành một thuật ngữ sử dụng phổ biến để mô tả các chuyển đổi tác động tới việc thực thi quyền lực trong xã hội đương đại. Phương thức quản trị được quảng bá, phổ biến và thúc đẩy ở mọi cấp độ và mọi tổ chức xã hội, bao gồm cả nhà nước và các tổ chức quốc tế. Quản trị được xem là sự thay thế cho phương thức quản lý, cai trị truyền thống, đánh dấu sự chuyển mình sâu rộng của tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trong bối cảnh mới. Dưới tác động của các tổ chức tài trợ quốc tế, các nghiên cứu của giới học thuật cũng như nhu cầu nội tại của đất nước, nhận thức về quản trị quốc gia dần được phổ biến tại Việt Nam. Quản trị tốt từng bước được thừa nhận như là một tiêu chuẩn của quản lý công hiện đại, chìa khoá để xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng. Các văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam gần đây đã đề cập tới các yếu tố của quản trị quốc gia, quản trị tốt. Điều này đặt ra những thách thức cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như tới hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn tới. 1. Khái lƣợc về quản trị quốc gia Thuật ngữ “quản trị quốc gia” (đôi khi được gọi là “quản trị công”, “quản trị nhà nước”) ở Việt Nam bắt nguồn từ thuật ngữ governance/public governance trong tiếng Anh. Theo Daniel Kaufmann, governance là “Các truyền thống và thể chế mà dựa vào đó để thực hiện quyền lực ở một quốc gia”1. Ngân hàng thế giới (WB) xem 1 Daniel Kaufmann, Aart Kraay, Massimo Mastruzzi. The Worldwide Governance Indicators 30 governance là “ … cách thức mà quyền lực được thực thi thông qua các thể chế chính trị, kinh tế, xã hội của một quốc gia”1. Theo Cơ quan phát triển Liên hợp quốc (UNDP), governance là “việc thực thi quyền lực chính trị, hành chính, kinh tế để quản lý các vấn đề của quốc gia ở mọi cấp độ”2. Còn theo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), “governance nói đến môi trường thể chế mà ở đó các công dân tương tác với nhau và với các cơ quan, quan chức nhà nước”3. Trong thực tế, governance là một thuật ngữ chủ yếu gắn với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước (quản trị quốc gia/quản trị nhà nước)4, mặc dù khái niệm này cũng được sử dụng trong một số bối cảnh khác, chẳng hạn như quản trị doanh nghiệp (corporate governance)5, quản trị quốc tế (international governance), quản trị toàn cầu (global governance)...6. Đối với quản trị quốc gia, có nghiên cứu lại chia thành quản trị ở cấp độ toàn quốc (national governance) và quản trị ở cấp địa phương (local governance), trong đó mặc dù chia sẻ những nguyên tắc chung nhưng ở mỗi cấp có một số đặc trưng riêng7. Về mặt lịch sử, quản trị quốc gia về bản chất không phải là một khái niệm chính trị, pháp lý mới, mà đã được đề cập từ lâu trên thế giới. Ngay từ thời Hy Lạp-La Mã cổ đại, một số nhà tư tưởng, ví dụ như Aristotle, đã nói đến vấn đề này thông qua những luận điểm về các mô hình, vai trò và cách thức quản trị của nhà nước8. Mặc dù vậy, khái niệm quản trị nhà nước/quản trị quốc gia mới chỉ được quan tâm đặc biệt và thảo luận rộng rãi trên thế giới kể từ cuối thể kỷ XX, khi nhiều nước nhận thấy cần cải cách mô hình quản lý và hành chính công (Public Administration and Management – Methodology and Analytical Issues, The World Bank Development Research Group Macroeconomics and Growth Team, September 2010, tai file:///Users/macbook/Downloads/SSRN-id1682130.pdf. 1 World Bank (2006), Making PRSP Inclusive, http://siteresources.worldbank.org/DISABILITY/ Resources/280658-1172608138489/MakingPRSPInclusive.pdf 2 UNDP (1997), Governance & Sustainable Human Development. A UNDP Policy Document, www.undp.org/.../undp/.../Democratic%20Governance/Di... 3 ADB (2005), Governance: Sound Development Management Governance, tại https://www.adb.org/sites/default/files/institutional-document/32027/govpolicy.pdf 4 Đối với quản trị quốc gia, có nghiên cứu lại chia thành quản trị ở cấp độ toàn quốc (national governance) và quản trị ở cấp địa phương (local governance). 5 Quản trị doanh nghiệp đề cập đến cách thức tổ chức, quản lý, thực hiện các hoạt động trong nội bộ của một doanh nghiệp. Về cooperate governance, ví dụ, xem OECD (2004), Principles of Corporate Governance, tại http://www.oecd.org/corporate/ca/corporategovernanceprinciples/31557724.pdf 6 Quản trị quốc tế đề cập đến hoạt động của các tổ chức quốc tế và các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, xung đột, tranh chấp lãnh thổ, chống khủng bố…Về international governance, ví dụ: xem trang ...

Tài liệu được xem nhiều: