Danh mục

Quảng cáo tìm kiếm ngày càng phát triển

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 311.01 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ xuất phát điểm rất thấp, ngành quảng cáo trực tuyến (QCTT) đang đạt mức tăng trưởng cao. Vậy, công cụ QCTT nào là nổi trội, ngành nghề nào dùng QCTT nhiều và chi phí được tính ra sao? QC tìm kiếm: Phân khúc tiềm năng Dự án thử nghiệm đo lường quảng cáo (QC) trên Internet mới nhất của Kantar Media (Trước đây là TNS Media) cho biết: QC hiển thị/banner (phổ biến nhất trong QCTT) chiếm khoảng 3,5% trong tổng giá trị QC tại Việt Nam, tăng đáng kể so với 1-2% năm ngoái. Theo đó, tổng giá trị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quảng cáo tìm kiếm ngày càng phát triển Quảng cáo tìm kiếm ngày càng phát triển Từ xuất phát điểm rất thấp, ngành quảng cáo trực tuyến (QCTT) đang đạt mức tăng trưởng cao. Vậy, công cụ QCTT nào là nổi trội, ngành nghề nào dùng QCTT nhiều và chi phí được tính ra sao? QC tìm kiếm: Phân khúc tiềm năng D ự án thử nghiệm đo lường quảng cáo (QC) trên Internet mới nhất của Kantar Media (Trước đây là TNS Media) cho biết: QC hiển thị/banner (phổ biến nhất trong QCTT) chiếm khoảng 3,5% trong tổng giá trị QC tại Việt Nam, tăng đáng kể so với 1-2% năm ngoái. Theo đó, tổng giá trị QCTT trên 10 website có mức QC hiển thị lớn nhất Việt Nam lên tới 26,32 triệu USD (khoảng 540 tỷ đồng). Ông Bill Crang, Giám đốc Phát triển kinh doanh Kantar Media nói: để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong bối cảnh QCTT đang gia tăng, Kantar Media chuẩn bị tung ra dịch vụ Monitoring (theo dõi) QCTT. Theo ước tính của một số chuyên gia về Internet Marketing, tại Việt Nam QC hiển thị/ banner chiếm khoảng 60% ngân sách Internet marketing. Còn báo cáo của IAB (Interactive Advertising Beaureau – H Iệp Hội QC Tương Tác) cho biết: năm 2010 QC hiển thị/banner chiếm 24% của tổng giá trị QCTT trên thế giới, trong đó thị phần QC tìm kiếm (QCTK) (sử dụng SEO, SEM) chiếm tới 45%. Tại Việt Nam QCTK mới chiếm khoảng 15 -20% tổng giá trị QCTT. Vì vậy, Q CTK là một phân khúc có tiềm năng phát triển cao tại Việt Nam, vì thị trường Việt Nam cũng sẽ đi theo xu hướng thế giới. QCTK được yêu thích vì tính “nhắm chọn” cao, có thể mang đến Conversion Rate (tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng) tốt so với nhiều kênh QC khác. Q CTK giúp mang tới các thông tin, sản phẩm và dịch vụ đúng thời điểm và đối tượng khách hàng cho người dùng, Thường khi có nhu cầu mua sản phẩm thì người ta mới tìm kiếm thông tin về sản phẩm đó. Nghiên cứu Cimigo N etcitizens 2011 cho thấy, có gần 90% người sử dụng Internet tại Việt Nam chọn Google là công cụ search ưa thích để tìm kiếm thông tin. V iễn thông dẫn đầu Theo Kantar Media, trong danh sách 20 công ty sử dụng QC hiển thị nhiều nhất, thì lĩnh vực viễn thông chiếm đ a số, với những công ty như Vinaphone, Mobiphone, Nokia AS, VNPT, Viettel… Ba công ty đầu tiên cũng là ba công ty đứng đầu về sử dụng ngân sách QCTT hiển thị,. Ước tính chi phí mà ba công ty này dùng cho QCTT hiển thị trong một năm lần lượt là 1,1 triệu U SD (khoảng 23 tỷ đồng, 803.000 USD (16 tỷ đồng) và 766.000 USD (15 tỷ đồng). “QCTT đ ã được cải thiện. DN đã chủ động đến với QCTT, không ít DN kén chọn các nhà cung cấp dịch vụ QCTT. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Q CTT ở Việt Nam”, ông Nguyễn Minh Quý. Con số đó không nhỏ chút nào! Theo sau ngành viễn thông là các ngành giao thông, may mặc - nguyên phụ liệu - dệt; phân phối, tài chính-bảo hiểm, vệ sinh – sắc đẹp, công nghệ thông tin và văn phòng… Nếu so sánh mức độ khác biệt trong chi phí QCTT và QC truyền thống thì các công ty ngành may mặc - nguyên phụ liệu - dệt, công nghệ thông tin và văn phòng rất năng động, với tỷ lệ tiêu dùng cho QCTT là 25% tổng ngân sách QC. Trong khi đó, ngành thực phẩm và giải khát chỉ dùng ít hơn 1% ngân sách cho QCTT. Tuy nhiên, theo ông Bill Crang, những “tay” tiêu dùng QC nhiều nhất như: P&G Việt Nam, Tân Hiệp Phát, Masan, Vinamilk... lại gần như “mất tăm” trong danh sách những công ty dùng QCTT nhiều nhất, chỉ trừ Unilever V ietnam đứng thứ 5. Đó là do QC trên truyền hình vẫn còn “thống trị” tại V iệt Nam và cả trên toàn thế giới. Quảng cáo banner chiếm đa số Trên thế giới những cách thức tính chi phí QC phổ biến nhất là CPC (tính phí theo số lượng click), CPM (tính phí theo số lần người đọc mở QC ra xem), fixed rate hay CPD (tính phí cố định theo thời gian). Với các mô hình tính phí theo CPM hay CPC thì việc tính chi phí sẽ hiệu quả và rõ ràng hơn. Trên thực tế phương pháp CPC dung hòa quyền lợi của người mua và người bán, mặc dù chi phí trả cho một click là khá cao và hiện tượng giả click vẫn còn xảy ra. Theo ông Nguyễn Minh Quý, Giám đốc điều hành Công ty Nova Ads (đối tác Q C thứ ba của Google tại Việt Nam), hình thức tính phí CPD vẫn được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Theo cách tính này, chi phí QC sẽ được tính theo kích thước hiển thị của mẫu QC và thời gian đăng QC (ngày, tuần, tháng...), chứ không tính đển số lượng click của người đọc. Trên thế giới cách tính này ít còn đ ược áp dụng vì kém hiệu quả, nhưng tại Việt Nam nó còn rất phổ biến, đặc biệt với QC banner. Vì thị trường QCTT Việt Nam còn khá “sơ khai” nên việc áp dụng những cách tính phức tạp hơn như CPC, CPM chưa được khách hàng đón nhận rộng rãi. Theo ông, dường như chưa có nhà khai thác dịch vụ Q C nào ở V iệt Nam tính chi phí theo CPA (Cost per Action), tức là tính phí dựa vào các hành động của khách hàng sau khi xem QC (đăng ký tài kho ản, mua hàng..). Đây là cách tính mà bên mua QC sẽ rất ưa chuộng, nhưng chỉ dùng được khi thương mại điện tử phát triển mạnh. ...

Tài liệu được xem nhiều: