Ngay từ khi mới hình thành, loại hình quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất là đặt banner trên các trang web nổi tiếng và có số lượng người truy cập đông. Nhưng hiện nay, banner đã được cải tiến hơn nhiều nhờ ứng dụng công nghệ mới, giúp cho banner chứa đựng thông tin về sản phẩm trở nên sống động hơn, gây ấn tượng mạnh hơn. Đó là banner flash và banner trên clip. Trong một khung đặt quảng cáo, bạn có thể tìm thấy một chuỗi slideshow hình ảnh mà bạn có thể lựa chọn xem theo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quảng cáo trực tuyến - "miền đất hứa"
Quảng cáo trực tuyến - 'miền đất hứa'
Ngay từ khi mới hình thành, loại hình quảng cáo trực tuyến phổ biến nhất là đặt
banner trên các trang web nổi tiếng và có số lượng người truy cập đông. Nhưng
hiện nay, banner đã được cải tiến hơn nhiều nhờ ứng dụng công nghệ mới, giúp
cho banner chứa đựng thông tin về sản phẩm trở nên sống động hơn, gây ấn tượng
mạnh hơn. Đó là banner flash và banner trên clip. Trong một khung đặt quảng cáo,
bạn có thể tìm thấy một chuỗi slideshow hình ảnh mà bạn có thể lựa chọn xem
theo ý thích, một video clip vui nhộn, hấp dẫn về sản phẩm, một bản đồ chỉ dẫn
đường đi tới địa chỉ gần nhất của cửa hàng, một danh sách các bài viết và thông tin
hữu ích, những liên kết đến các trang mạng xã hội của hãng như Facebook,
Twitter… hay thậm chí là các ý kiến, bình luận của chính người dùng.
Một khảo sát của công ty BrightRoll về quảng cáo video trực tuyến cho hay, 6
trong 10 chuyên gia nghĩ rằng video trực tuyến hiệu quả hơn (30%) hay hiệu quả
ngang (31%) so với quảng cáo truyền hình. Khoảng 41% cho rằng khả năng định
hướng người xem chính là giá trị quan trọng nhất của hình thức quảng cáo video
trực tuyến, tăng 9% so với năm 2010. Và cứ 3 trong 10 chuyên gia quảng cáo
(28%) cho rằng ngân sách quảng cáo dành cho video trực tuyến sẽ tăng nhiều nhất
trong năm 2011, kế đến là video dành cho thiết bị di động (27%) và mạng xã
hội(25%).
Cũng theo kết quả cuộc khảo sát trên, có thể nhận thấy mạng xã hội đang dần trở
thành một trong những xu hướng quảng cáo trực tuyến được quan tâm nhất. Điều
này phần nào được chứng minh qua kết quả một cuộc khảo sát khác do hãng tư
vấn truyền thông BIA/Kelsey tiến hành và công bố hồi đầu tháng sáu. Hãng này
dự đoán doanh thu quảng cáo trên mạng xã hội sẽ đạt 8,3 tỷ USD vào năm 2015 so
với 2,1 tỷ USD năm 2010. Trong khi đó, hãng nghiên cứu thị trường eMarketer
cho rằng, quảng cáo trên mạng xã hội đạt 2 tỷ USD vào năm ngoái, năm nay ước
tính tăng thêm 1 tỷ USD và năm 2012 sẽ đạt 3,93 tỷ USD.
Dù các con số dự đoán khá chênh lệch nhưng với sự phát triển như vũ bão của
mạng xã hội như hiện nay, những kết quả khả quan chắc chắn sẽ không phải giấc
mơ quá xa vời. Theo thông tin mới nhất từ đại diện Mạng Việt Nam go.vn, trong
tháng 6, mạng xã hội còn rất trẻ này cũng đang bước vào giai đoạn hoàn thiện và
chuẩn bị ra mắt trang quảng cáo trực tuyến goZone.
Với số lượng thành viên tính tới thời điểm hiện tại là khoảng 3,8 triệu, số lượt truy
cập là gần 500.000 visits/ngày và số pageview là 750 triệu, Mạng Việt Nam tạo ra
cơ sở tin cậy cho sự phát triển của goZone. Một ưu thế nổi bật của trang quảng cáo
trực tuyến này là việc khách hàng có thể tự chủ động từ khâu đưa banner lên, theo
dõi banner và hiệu quả của banner đến khâu thanh toán. Đồng tiền chung cho các
giao dịch quảng cáo trên goZone là Vcoin. Với những dấu hiệu trên, thị trường
quảng cáo trực tuyến trong thời gian tới hứa hẹn sẽ rất sôi độn
Trong khi đó, mỗi trang đều có những đặc tính riêng. Cái được chấp nhận ở
Tumblr có thể bị coi là spam trên Facebook. Phong cách viết có hiệu quả với
Twitter có thể thất bại trên FriendFeed. Vì thế, theo chị Hạnh, để tối đa hóa tác
dụng của mạng xã hội, các doanh nghiệp nên truyền tải những thông điệp khác
nhau trên các phương tiện khác nhau.
Lứa tuổi này không những khá lạc hậu về công nghệ thông tin mà còn khá bảo thủ
với những trào lưu mới. Các chủ doanh nghiệp này nhìn nhận mạng xã hội giống
như giới trẻ - những người chưa được họ đặt lòng tin một cách đúng mức.
Trong suy nghĩ của nhiều người, đặc biệt là người lớn tuổi, thông tin trên mạng
không mang tính chính thống, thiếu sự tin cậy so với các phương tiện truyền thông
khác, như tivi, đài báo. Đây là những lý do mà doanh nghiệp Việt chưa thực sự coi
mạng xã hội như một công cụ truyền thông hiệu quả, nhưng cũng là thiếu sót lớn
của họ trong quá trình xây dựng thương hiệu