Danh mục

QUANG DŨNG VÀ BÀI THƠ ' TÂY TIẾN'

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.32 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập Mây đầu ô. Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Nguyên nhân ra đời Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân độiLào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân này phần đông là thanh niênHà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơ Quang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUANG DŨNG VÀ BÀI THƠ “ TÂY TIẾN” QUANG DŨNG VÀ BÀI THƠ “ TÂY TIẾN” I- HOÀN CẢNH RA ĐỜI – CHỦ ĐỀ - BỐ CỤC CỦA TÁCPHẨM Tây Tiến là một bài thơ của nhà thơ Quang Dũng, được in trong tập Mây đầu ô.Bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam. Nguyên nhân ra đời Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phốihợp với quân độiLào chống quân đội của thực dân Pháp. Chiến sĩ trong đoàn quân nàyphần đông là thanh niênHà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên (như nhà thơQuang Dũng). Chiến đấu khắp các địa bàn thuộc tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình,miền tây Thanh Hóa, Sầm Nứa (Lào), trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùngthiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, nhưng “họ sống rất lạc quan và chiến đấudũng cảm”[1]. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa binhđoàn Tây Tiến chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh (một làng thuộc tỉnh Hà Đông, naythuộc Hà Nội), ông viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, mà sau này ông cho đổi tên là Tây Tiến. Chủ đề & bố cục Sông Mã, đoạn chảy qua thị trấn Sông Mã, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Bài thơ nói lên nỗi nhớ và niềm tự hào về đồng đội thân yêu, những chiến sĩhào hoa, dũng cảm, giàu lòng yêu nước trong đoàn binh Tây Tiến đã chiến đấu và hysinh vì Tổ quốc. Tác giả đã chia bài thơ làm 4 đoạn tương ứng với những hình ảnh và ý tưởngchính: 1.Bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội và mỹ lệ (tương ứng với đoạn 1và 2, tức từ câu 1 cho đến câu 22). 2. Hình ảnh người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và đi sâu vào những kỉniệm của tình quân dân thắm thiết (tương ứng với đoạn 3 tức từ câu 23 cho đến câu30). 3. Nhắc lại và nhấn mạnh nỗi nhớ (4 câu cuối). II- Nhận xét Trích một số nhận xét, của: Sách Ngữ văn 12 (căn bản): Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hìnhtượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữdội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bitráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc. Sách Những bài văn hay: Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơivơi...Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lênnhư một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những giankhổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòibút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)[2]. GS Hà Minh Đức: Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viếtra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểmtrở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứngmạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiếnlà bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơmang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về vớinhững kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bàithơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng.[3]. Sách Tuyển chọn và giới thiệu...môn Ngữ văn[4]: Có vài câu thơ trước đây như: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanhmàu lá...và đặc biệt nhất ở câu: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, thường bị phê phánlà miêu tả người lính với những nét không bình thường, xa lạ (lãng mạn tiểu tưsản)...thực ra, Quang Dũng muốn nói lên nỗi gian khổ (nhưng vẫn dữ oai hùm), bộc lộrõ bản chất của những thanh niên Hà Nội với phong cách tài hoa lãng mạn và nhữngđiều ấy, không hề làm hạn chế hoặc giảm đi nhiệt tình của tuổi trẻ khi đi vào cuộcsống chiến đấu lắm gian lao... Hay ở câu Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Quang Dũng cũng không ngần ngạinói đến cái chết ở nơi chiến trường, nhưng ngay sau đó là câu: Chiến trường đi chẳngtiếc ngày xanh, đã khẳng định một phương châm sống, một triết lý sống của tuổi trẻ. Nói khác hơn, nhà thơ nói đến cái “dãi dầu”, cái bệnh, cái chết...nhưng khônghề gây cảm giác bi lụy, tang thương... Về mặt nghệ thuật, nhà thơ Văn Giá, đã nêu mấy ý, đại để như sau:  Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên vốn có gốc gác từ thơĐường. Thể thơ này ở dạng phổ biến nhất là giữ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 đi suốt toàn bài.Nhà thơ Quang Dũng không có cải cách gì đáng kể ở cấu trúc nhịp điệu, nhưng về mặtphối âm thanh, ông có những sáng tạo khá thành công. Điều này thể hiện rõ nhất ở cáccâu thơ hoặc toàn thanh bằng, hoặc thanh bằng chủ đạo: Mường Lát hoa về trong đêmhơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Nhạc về ViênChăn xây hồn thơ, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.  Ở một khổ thơ có những tính từ có tính tạo hìn ...

Tài liệu được xem nhiều: