Danh mục

'Đã tìm ra những lỗ hổng trong quản lý kinh tế'

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 131.00 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo cáo của Ban chấp hành TƯ nêu “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại”. Ông có thể nói rõ hơn về nguy cơ này đang tồn tại như thế nào? - Dự thảo lần này đề cập đến vấn đề này, chúng tôi thấy rằng nguy cơ thì chúng ta đã nêu ra nhưng giải pháp để thực hiện để làm sao khắc phục được nguy cơ đó. Đó là mục tiêu cần cụ thể hóa trong chương trình cũng như kế hoạch của năm nay và những...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
"Đã tìm ra những lỗ hổng trong quản lý kinh tế" 'Đã tìm ra những lỗ hổng trong quản lý kinh tế' (VietNamNet) - Chiều nay cuộc họp báo chuyên đề đầu tiên đã diễn ra tại Trung tâm báo chí với chủ đề: “Thành tựu kinh tế xã hội của 20 năm đổi mới, kế hoạch kinh tế xã hội 2006-2010”. Chủ trì cuộc họp báo là ông Trần Đình Khiển, thứ trưởng Bộ KH&ĐT.  Làm gì để thoát khỏi tình trạng kém phát triển? - Xin ông cho biết thời hạn cụ thể để “sớm” đưa nước ta ta khỏi tình trạng kém phát triển? - Không phải tại đại hội lần này mà từ nghị quyết của ĐH IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu đến năm 2020 nước ta cơ bản sẽ là một nước công nghiệp. Cho nên mục tiêu 5 năm 2006-2010 là một lộ trình để đạt được những mục tiêu đó, còn tiêu chí thế nào là một nước công nghiệp thì hiện nay vẫn đang có những tranh luận sôi nổi để làm rõ. - Chúng ta thường bị một tầm nhìn ngắn che mắt trong các quy hoạch, kế hoạch, trong kế hoạch kinh tế xã hội lần này chúng ta có thể khắc phục được điều đó hay không? - Quy hoạch và kế hoạch là những vấn đề rất quan trọng, có Ông Trần Đình Khiển, thứ trưởng Bộ KH&ĐT tại buổi họp chuyện chúng ta thấy ngay, có chuyện chúng ta phải dự thảo. Ví báo. dụ như chuyện trong 5 năm tới giá cả xăng dầu, thị trường sẽ như thế nào là những phần còn biến động. Cho nên chất lượng này còn phụ thuộc vào chất lượng của dự báo. Trong tư tưởng chỉ đạo thì rõ ràng phải có tầm nhìn dài hạn, chính vì vậy Chính phủ đã chỉ đạo những quy hoạch nào thấy chưa ổn là phải điều chỉnh và rà soát lại các quy hoạch. Vậy tầm nhìn cao hơn là những vấn đề gì, nếu chuyên gia trong nước chúng ta chưa nhìn thấy hết thì Chính phủ cho phép mời chuyên gia nước ngoài, quốc tế hỗ trợ. Vấn đề ở chỗ chúng ta phát hiện được những vấn đề nào mà chúng ta chưa thấy hết. Đây không chỉ là trí tuệ của các cán bộ làm quy hoạch mà là trí tuệ của toàn dân. - Báo cáo của Ban chấp hành TƯ nêu “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại”. Ông có thể nói rõ hơn về nguy cơ này đang tồn tại như thế nào? - Dự thảo lần này đề cập đến vấn đề này, chúng tôi thấy rằng nguy cơ thì chúng ta đã nêu ra nhưng giải pháp để thực hiện để làm sao khắc phục được nguy cơ đó. Đó là mục tiêu cần cụ thể hóa trong chương trình cũng như kế hoạch của năm nay và những năm tới, trong đó về kinh tế chúng tôi cũng đã nêu phát triển kinh tế là dựa trên những chỉ tiêu như thế nào. - Tình trạng thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản, dàn trải trong quản lý đầu tư đang là điểm nóng, ông có thể cho biết các biện pháp hạn chế? - Về vấn đề dàn trải quản lý đầu tư chúng ta đã có những bài học cụ thể. Từ nhiều năm nay, Chính phủ luôn luôn có những chỉ đạo để nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư. Ví dụ gần đây năm 2003, Chính phủ đã có chỉ thị 29 về nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường kỷ cương quản lý trong đầu tư. 1 Năm 2005, Chính phủ có chỉ thị 21 về rà soát điều chỉnh các quy hoạch và nhất là những dự án không hiệu quả thì không triển khai. Phân cấp trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là trách nhiệm của các ngành, các cấp và địa phương trong quản lý. Ở đây chúng tôi không nói liên quan đến vốn ngân sách nhà nước mà Chính phủ đã có những chỉ đạo và đã thực hiện. Đặc biệt trong những năm gần đây, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các dự án lớn, có dấu hiệu tiêu cực. Trong đó có liên quan đến vụ PMU 18, các cấp, các ngành đang phải làm rõ trách nhiệm của từng nơi, một số đã bị báo chí nêu tên, còn lại qua thanh, kiểm tra của các ngành sẽ làm rõ hơn việc này. Về phần Bộ KH&ĐT, theo nghị định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Trước đây chúng ta quan tâm nhiều đến việc phân bổ đúng mục tiêu mà chưa đánh giá đúng mức việc quản lý giám sát. Từ năm 2002, thực hiện điều 20 của nghị định về quản lý đầu tư xây dựng thì Bộ KH&ĐT đã có vụ chuyên về thẩm định và giám sát đầu tư. Từ năm 2003 thì có thanh tra về đầu tư kế hoạch. Tất nhiên việc làm này cần có sự kết hợp từ cơ sở, với cộng đồng. Chính vì thế Bộ KH&ĐT đã trình Thủ tướng và Chính phủ đã ban hành Quy chế giám sát cộng đồng. Hiện nay chúng ta đã phân quyền cho bộ trưởng và các địa phương quản lý các công trình không có hiệu quả và bố trí phân tán. - Ông cho biết về quy mô huy động vốn đầu tư trong 5 năm tới? - Cần khẳng định có tốc độ tăng trưởng cao thì phải huy động vốn đầu tư lớn hơn. Ví dụ đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm qua đã huy động vốn đăng ký 5,89 tỷ USD- cao hơn 40% so với năm 2004. Và mục tiêu sắp tới là phải huy động cao hơn từ tất cả các nguồn vốn nước ngoài, tư nhân và nhà nước… việc này đã được xác định trong cơ cấu kinh tế. Huy động là một phần nhưng làm thế nào để sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả, đặc biệt là các dự án của Nhà nước, cần giải quyết chống thất thoát lãng phí trong quản lý đầu tư. Ưu tiên phát triển kinh tế - Theo ông làm thế nào để giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp? - Đây là chủ trương mà trong tư tưởng chỉ đạo đã hình Các phóng viên nước ngoài rất quan tâm đến thành từ Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các luật việc xử lý tiêu cực trong kinh tế. khác có liên quan. Doanh nghiệp làm theo luật pháp, tránh tình trạng can thiệp hành chính trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Nhà nước thời gian tới sẽ chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc là công ty cổ phần. Đấy là biện ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: