Danh mục

Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội

Số trang: 25      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.19 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Khái niệm Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nước mà còn được...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hộiI. KHÁI NIỆM VÀ ÐẶC ÐIỂM CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Ở NƯỚCTA1. Khái niệmTổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta, đượchình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động được tổchức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nh à nước, nhân danh tổchức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi íchchính đáng của các thành viên.Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà nướcmà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệthống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng vàbảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xãhội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt Nam,Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, HộiLuật gia...Trong đời sống xã hội, các tổ chức xã hội là chổ dựa của nhà nước nhằm tuyêntruyền, giáo dục quần chúng thực hiện các nhiệm vụ quản lý. Các tổ chức x ã hộicó những đặc điểm phân biệt với các cơ quan nhà nước.2. Ðặc điểm của các tổ chức xã hộiMỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh vịtrí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị. Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng cónhững đặc điểm chung nhất định, đó là căn cứ để phân biệt các tổ chức xã hội vớicác cơ quan nhà nước, các đơn vị kinh tế. Ðó là các đặc điểm sau:1. Các tổ chức xã hội là hình thức tổ chức tự nguyện của người lao động vì nhữngmục đích nhất định. Ðó là những tổ chức tập hợp những th ành viên của mình dựavào những đặc điểm nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính ...+ Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựachọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó.Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được thamgia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây khôngđồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêuchuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó.+ Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viêncủa tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyếtđịnh chứ nhà nước không can thiệp cũng nh ư không sử dụng quyền lực nhà nướcđể chi phối hoạt động đó.2. Mỗi tổ chức xã hội là tập hợp những thành viên có cùng chung một dấu hiệu,đặc điểm. Họ liên kết lại với nhau để tìm tiếng nói chung và bảo vệ những lợi íchchính đáng của họ.Ví dụ: Cùng chung một mục đích như Ðảng Cộng sản Việt Nam;Cùng chung một giai cấp như Hội Nông dân Việt Nam;Cùng chung một nghề nghiệp như Hội Luật Gia;Cùng chung một giới tính như Hội Phụ nữ...3. Khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước các tổ chức xã hội nhân danhtổ chức mình chứ không phải nhân danh nhà nước. Chỉ trong một số tr ường hợpđặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước.Quyết định của các tổ chức xã hội chỉ có hiệu lực đối với các thành viên của mình,không có hiệu lực đối với những người ngoài tổ chức đó, trừ một số tr ường hợp doqui định của pháp luật.4. Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không phải làchủ thể mặc nhiên.+ Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước khôngđược quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp luật quy định vì tổ chức xãhội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nhà nước chỉthừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng việc quy định cácquyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội. Khi thực hiện các quyền vànghĩa vụ này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân danhnhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước.+ Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao quyềncho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lýmột số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân danh nhànước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội đưa ra mớimang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối tượngcó liên quan.Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động kiểm traviệc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyểndụng, cho thôi việc, tiền lương...5. Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viêntrong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước.+ Phần lớn các tổ chức xã hội đều có điều lệ hoạt động như Ðảng Cộng sản ViệtNam, Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam,Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam...điều lệ đó được các thành viên trong tổ chức soạnthảo, được nhà nước phê chuẩn, thừa nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, có mộtsố tổ chức xã hội không có điều lệ hoạt động riêng mà hoạt động theo quy địnhcủa nhà nước như Ban thanh tra nhân dân, tổ hòa giải. Ngoài ra, có một số tổ chứcvừa hoạt động theo điều lệ, vừa hoạt động theo quy định của pháp luật nh ư tổ chứcCông đoàn.+ Cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nh à nước thìnhững hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội vẫn mang tính chất tự quản. Nhànước không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng nhưkhông sử dụng quyền lực nhà nước để sắp xếp người lao động hay cách chứcngười lao động trong tổ chức xã hội đó.6. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức xã hội là mối quan hệ bình đẳngchứ không phải là nguyên tắc quyền lực - phục tùng như trong các cơ quan nhànước.+ Tro ...

Tài liệu được xem nhiều: