Danh mục

Quy chế quản lý tài chính - Công ty Cổ phần Môi trường Nam Định

Số trang: 25      Loại file: docx      Dung lượng: 30.90 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (25 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mọi hoạt động thu, chi tại Công ty phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ. Các khoản thu, chi phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ quy định về phân cấp, quy trình, thủ tục, định mức, hoá đơn chứng từ, hồ sơ. Đơn vị, cá nhân lập chứng từ thu, chi khống, thu, chi không đúng quy định và người quyết định thu, chi sai chế độ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn thiệt hại (nếu có).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy chế quản lý tài chính - Công ty Cổ phần Môi trường Nam Định QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 93/HĐQT­CT ngày 04/10/2016 của Hội đồng quản trị Công ty)   Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG   Điều 1: Điều khoản chung Công ty CP Môi trường Nam Định (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp cổ  phần do   Nhà nước nắm giữ  66,04% vốn điều lệ, được thành lập, tổ  chức và hoạt động theo Luật  doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức hoạt động của Công ty. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chủ về mặt tài chính và chịu trách nhiệm hữu hạn  trước pháp luật về các khoản nợ trong phạm vi số vốn của Công ty. Công ty được mở  tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ  tại các Ngân  hàng và Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam. Công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung là các Xí nghiệp dịch vụ môi trường và  Nhà máy xử lý rác thải. Các đơn vị trực thuộc chịu sự kiểm tra, giám sát và thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo của  Công ty và Ban Kiểm soát. Nguyên tắc chung trong quản lý thu chi: Mọi hoạt động thu, chi tại Công ty phải tuân thủ  theo đúng quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ. Các khoản thu, chi phải   đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế  độ  quy định về  phân cấp, quy trình, thủ  tục, định mức,  hoá đơn chứng từ, hồ  sơ. Đơn vị, cá nhân lập chứng từ  thu, chi khống, thu, chi không đúng   quy định và người quyết định thu, chi sai chế độ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi   hoàn thiệt hại (nếu có). Điều 2: Nguyên tắc quản lý tài chính           Công ty thực hiện theo các quy định về  quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và   Điều lệ Công ty.           Công ty thực hiện theo nguyên tắc quản lý tài chính tập trung.           Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của các cơ quan quản lý Nhà nước,  Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật, nội dung quy định trong Điều lệ  Công ty và quy   chế này.     Điều 3: Quyền quản lý tài chính của Công ty           Sử dụng vốn của Công ty để phục vụ các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh theo nguyên  tắc bảo toàn vốn và sinh lời.           Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không còn phù hợp với điều kiện sản xuất  kinh doanh hoặc chưa sử dụng hết công suất và thanh lý tài sản đã hết giá trị sử dụng.           Phát hành và chuyển nhượng cổ  phần, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Được  cầm cố, thế chấp các tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật.           Quyết định và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ  đông sau khi đã thực hiện  đầy đủ  các nghĩa vụ  với Nhà nước; lập và sử  dụng các quỹ  theo quy định của pháp luật,   Điều lệ Công ty.           Công ty trực tiếp vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân để phục vụ  cho mục đích đầu tư, sản xuất kinh doanh của Công ty.           Công ty có các quyền khác về tài chính theo Điều lệ Công ty và theo quy định của pháp   luật có liên quan. Điều 4: Nghĩa vụ quản lý tài chính của Công ty           Thực hiện đúng chế  độ  về  quản lý vốn, tài sản, phân chia các quỹ, hạch toán, thống   kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật và Điều lệ Công ty quy định; chịu trách   nhiệm về tính chính xác của các báo cáo tài chính của Công ty.           Bảo toàn và phát triển vốn.           Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm theo quy định tại Điều lệ  Công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.           Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty và Quy chế  này.   Chương II QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN   Điều 5: Vốn Điều lệ Công ty Vốn Điều lệ của Công ty là số vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi trong Điều lệ Công   ty, do Công ty trực tiếp quản lý. Vốn điều lệ của Công ty được xác định tại thời điểm thành  lập là: 21.944.750.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ, chín trăm bốn mươi tư  triệu, bảy trăm năm  mươi nghìn đồng).           Vốn điều lệ  của Công ty được tăng lên khi có quyết định của Đại họi đồng cổ  đông  bằng hình thức phát hành cổ phiếu.            Vốn điều lệ  của Công ty chỉ  được sử  dụng cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh   doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn, liên doanh, thực hiện các hình thức đầu tư tài chính  khác. Điều 6: Bảo toàn vốn           Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn:           Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối cổ tức, chế độ quản lý   tài chính khác và chế  độ  kế  toán theo quy định của Nhà nước, Điều lệ  Công ty và Quy chế  này.           Mua bảo hiểm tài sản để bù đắp cho những rủi ro bất khả kháng.           Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất theo Điều 13 và các khoản nợ không có khả năng   thu hồi theo Điều 18 của Quy chế này.           Thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của Bộ Tài chính. Các biện pháp khác về bảo toàn vốn tại Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật. Điều 7: Huy động vốn. Hình thức huy động vốn là phát hành cổ  phiếu, trái phiếu, vay vốn, thuê tài chính, hợp tác   kinh doanh và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn  không được làm thay đổi việc sở hữu của Công ty. * Phát hành cổ phiếu, trái phiếu: Trong trường hợp cần thiết phải huy động thêm vốn kinh doanh, Công ty được phát hành cổ  phiếu, trái phiếu để  huy động vốn. Mọi thủ  tục phát hành phải tuân thủ  đúng pháp luật và   Điều lệ Công ty. * Vay vốn: Công ty được quyền vay vốn của các tổ chức tín dụng, các pháp nhân, cá nhân khác thông qua  ký kết hợp đồng tín dụng để  vay vốn ngắn hạn và dài hạn theo quy định của pháp luật để  phục vụ  cho mục đích hoạt động kinh doanh và ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: