Danh mục

Quy định của pháp luật về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.66 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết “Quy định của pháp luật về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” trên cơ sở các nguyên tắc quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam hiện hành và đóng góp một số ý kiến, giải pháp để hoàn thiện hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định của pháp luật về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Tuyết Huê, Trần Thị Thùy Vi, Mai Xuân Đức, Trần Thúy Vy Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng ChỉnhTÓM TẮTĐất nước ta ngày càng hội nhập và phát triển mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Đặc biệt làkể từ khi gia nhập tổ chức WTO, với nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tưđã thu hút được nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài vào. Việt Nam đã dần trở thành một điểmđến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài và hiện đã nhận một lượng vốn đầu tư khổnglồ trực tiếp từ nước ngoài vào. Tính đến 20/03/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnhvà góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so vớicùng kỳ năm 2020[1]. Để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong bốicảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành, dẫn đến việc cần có những chính sách kịp thờivà phù hợp nhằm đón nhận nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là trong lĩnh vựclập pháp. Đảng và Nhà nước đã có những quyết định kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho cácnhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, cần phải đón đầu khi dịch COVID-19 chấm dứtđể khôi phục và phát triển kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Với mục đích đó, tập thể tác giả đưa ramột số vấn đề trong bài viết “Quy định của pháp luật về vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”trên cơ sở các nguyên tắc quy định của pháp luật về đầu tư tại Việt Nam hiện hành và đónggóp một số ý kiến, giải pháp để hoàn thiện hơn.Từ khóa: đầu tư, nhà đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài, ưu đãi đầu tư, tỷ lệ vốn.1 KHÁI QUÁT VỀ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM1.1 Khái niệm vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamVốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh.Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyềntài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn. Đối với tiền phải tích tụ đến mức nhất định thìmới có thể sử dụng trong kinh doanh với tư cách là vốn. Đối với tài sản nếu chỉ thuần tuý cógiá trị và giá trị sử dụng mà không có khả năng chuyển đổi thành tiền và sử dụng trong kinhdoanh thì cũng không có giá trị là vốn. Đối với các quyền tài sản, nếu không có khả năngchuyển đổi thành tiền mặt để hoạch toán trong kinh doanh thì không thể dùng để đầu tư nêncũng không được xem là vốn. Vốn là tiền đề để thực hiện các hoạt động đầu tư.1932Để hiểu được khái niệm về vốn đầu tư nước ngoài thì chúng ta cần phải hiểu vốn đầu tư.Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với “sự bỏ ra”, “sự hy sinh”. Từ đó, có thểcoi “đầu tư” là sự bỏ ra, sự hy sinh những cái gì đó ở hiện tại (tiền, sức lao động, của cải vậtchất, trí tuệ) nhằm đạt được những kết quả có lợi cho người đầu tư trong tương lai.Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiếtkiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau như liên doanh, liên kết hoặc tài trợcủa nước ngoài... nhằm để: tái sản xuất, các tài sản cố định để duy trì hoạt động của các cơsở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinhtế, cho các ngành hoặc các cơ sở kinh doanh dịch vụ, cũng như thực hiện các chi phí cầnthiết tạo điều kiện cho sự bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới được bổsung hoặc mới được đổi mới.Hiện nay khái niệm về vốn đầu tư ở nhiều nơi còn khá mơ hồ và nhiều người chưa hiểu hếtý nghĩa của nó. Tuy nhiên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cụm từ “vốn đầu tư”sẽ được dùng rất phổ biến.Vốn đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vàonước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Mục đích nhằm đạtđược các lợi ích lâu dài và nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh này.Vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là việc đầu tư vốn dưới hình thức tiền mặt hoặc tài sảncủa nhà đầu tư không có quốc tịch Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động sảnxuất kinh doanh trong một thời gian nhất định và tại một số địa điểm cụ thể, dưới hình thứcđầu tư nhất định.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư nước ngoài tại Việt NamTheo quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư được phép góp vốn bằng tiền và tài sảnkhác như máy móc, thiết bị,… để hoạt động đầu tư kinh doanh và là tài sản hợp pháp, khôngbị quốc hữu hoá hay bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Mục đích đem vốn vào Việt Namcủa các nhà đầu tư nước ngoài là để đầu tư, mở rộng thị trường và tạo lợi nhuận. Khi nhàđầu tư đầu tư trên quốc gia sở tại, việc đẩy mạnh cạnh tranh so với các đối thủ trong nước.Chính vì vậy, nhà đầu tư sẽ tìm kiếm những thị trường mới thông qua hình thức đầu tư ranước ngoài. Nhà đầu tư ở đây có thể hiểu là một tổ chức hoặc ...

Tài liệu được xem nhiều: