Thông tin tài liệu:
QCVN QTĐ-7 : 2009/BCTThanh dẫn phải có hộp bảo vệ, có lỗ khoan thông gió đường kính không quá 6 mm. Trong các gian dễ nổ, hộp bảo vệ phải làm bằng kim loại và chỉ được tháo mở bằng khóa. Trong các gian dễ cháy cấp n-I, n-II thì các hộp bảo vệ phải thuộc loại chống bụi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật điện phần 18 QCVN QTĐ-7 : 2009/BCT - Thanh dẫn phải có hộp bảo vệ, có lỗ khoan thông gió đường kính không quá 6 mm. - Trong các gian dễ nổ, hộp bảo vệ phải làm bằng kim loại và chỉ được tháo mở bằng khóa. - Trong các gian dễ cháy cấp n-I, n-II thì các hộp bảo vệ phải thuộc loại chống bụi.Điều 380. Hộp nối và hộp phân nhánh Hộp nối và phân nhánh đặt ở các nhà dễ cháy phải là loại chống bụi làm bằng thép hoặc loại vật liệu bền chắc, kích thước thích hợp để việc nối dây được chắc chắn và dễ thấy, nếu hộp làm bằng thép thì ở trong phải có lớp lót cách điện, nếu hộp làm bằng nhựa (chất dẻo) thì phải là loại nhựa không cháy. Trong các gian cấp n-II và n-IIa, cho phép dùng các loại hộp nối, hộp rẽ nhánh là loại hộp kiểu kín.Điều 381. Nối đất Khi lắp đặt hệ thống nối đất phải thực hiện theo quy định của chương nối đất (V).Điều 382. Đặt ngầm dây dẫn Khi đặt dây ngầm ở các gian dễ cháy việc nối dây dẫn không có hộp đấu dây, phải nối qua hộp chuyền tiếp đặt ở trần nhà. Mục 12 SƠN VÀ ĐÁNH DẤUĐiều 383. Sơn chống gỉ Tất cả các bộ phận kim loại đều phải được bảo vệ chống gỉ thích hợp với điều kiện môi trường. a) Trong nhà ở môi trường bình thường thì sơn dầu, sơn nhựa đường. b) Trong nhà có môi trường hóa chất ăn mòn thì phải dùng sơn thích hợp. c) Ngoài trời dùng sơn nhựa đường và loại tương đương.Điều 384. Các bộ phận dẫn điện đặt hở Các bộ dẫn điện đặt hở loại được bảo vệ trừ các hộ dẫn điện làm bằng dây dẫn thì đều phải sơn.Thủ tục này tuân thủ việc xác định pha được mô tả trong điều khoản chung của tiêu chuẩn này. Các bộ phận mang điện của bộ dẫn điện loại bọc kín đều phải sơn màu đỏ - ở chỗ dây đi ra khỏi hộp bọc phải sơn màu các pha khác nhau 1 đoạn dài 0,3 m. Các mặt hộp đặt ngoài trời thì sơn mầu xám khi dòng điện đến 1500 A, sơn ngân nhũ nếu lớn hơn 1500 A.Điều 385. Đánh dấu nhận biết Ở các sơ đồ phức tạp, các ống và dây dẫn điện đều phải đánh số theo nhật ký cáp, đồng 61QCVN QTĐ-7 : 2009/BCT thời đánh dấu dây ở các hộp nhánh, chỗ đấu vào khí cụ hay thiết bị dùng điện. Còn các ống thì đánh dấu ở đầu ống.Điều 386. Đánh dấu dây và cáp Các dây dẫn điện và các cáp điện đặt trong các hộp và máng (kể cả bó hay đặt riêng từng sợi) cũng đều đánh dấu. Chương 7 CÁC ĐƯỜNG CÁP NGẦMĐiều 387. Phạm vi áp dụng Quy định trong Chương này được áp dụng cho cáp điện ngầm đến 500 kV và cho cáp thí nghiệm. Đối với các đường dây của các thiết trí đặc biệt (xe điện ngầm, đường hầm…) thì theo các quy định riêng. Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 388. Quy định về cáp Kiểu cáp, mặt cắt và số lượng ruột cáp, tuyến cáp và phương pháp đặt cáp phải theo đúng tài liệu thiết kế. Trong trường hợp cần thiết muốn thay đổi phải được sự đồng ý của cơ quan thiết kế và tuân theo quy phạm trang bị điện.Điều 389. Kiểm tra trước khi lắp đặt Trước khi đặt cáp, phải xem xét tình trạng cáp còn quấn ở ru lô, Không được lắp đặt cáp đã hỏng.Điều 390. Vỏ cáp Ở vỏ chì của cáp không cho phép có vết nứt, lõm, xước rách v.v… Nếu phải xử lý do các khuyết tật kể trên thì chiều dầy vỏ cáp sau khi xử lý tại đó không được nhỏ hơn trị số quy định của nhà chế tạo.Điều 391. Lắp đặt cáp Cáp phải được lắp đặt để tránh dãn cơ khí hoặc hư hại khi chúng được đưa vào vận hành. a) Cáp được lắp tự treo trên tường, sàn phải được cố định ở các điểm cuối, các điểm uốn và các điểm đấu nối. Cáp phải được cố định ở điểm giữa của phần dây uốn cong hoặc điểm cuối của phần dây uốn. Điểm cố định cáp phải thuân theo tài liệu thiết kế. b) Khi cáp được lắp thẳng đứng dọc theo kết cấu hoặc theo tường, cáp phải được lắp sao cho trọng lượng bản thân của nó không gây hư hại cho điểm nối hoặc vỏ cáp.62 QCVN QTĐ-7 : 2009/BCT c) Các sai sót về điều kiện nối cáp có thể là nguyên nhân gây hư hại cho cáp. Vì vậy, số lượng cần thiết của các dụng cụ có định như cọc dây, giá đỡ và các điều kiện cố định phải được kiểm tra khi cáp được lắp đặt. d) Phải có tấm đệm khi lắp đặt cáp. Nếu cáp được lắp đặt ở những chỗ có thể bị hư hai do vận tải, các vật cứng và con người, cáp phải được bảo vệ ở độ cao 2 m tính từ mặt đất. đ) Nếu cáp đi từ các ống cáp vào trong nhà, đường hầm… hoặc đi dưới sàn, trong tường, nó phải được đặt vào trong ống hoặc trong các bộ phận chuyên dụng. Khi kết thúc ...