Quy định này điều chỉnh việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của
cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan hành
chính nhà nước các cấp khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
QUY ĐỊNH Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỈNH TIỀN GIANG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn
và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND
ngày 03 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quyết
định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của
cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong các cơ quan hành
chính nhà nước các cấp khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với việc tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
cấp, thủ trưởng cơ quan hành chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban
nhân dân tỉnh; các cơ quan, tổ chức, công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Điều 3. Nguyên tắc giải quyết
1. Đảm bảo kịp thời, đúng pháp luật, phát huy dân chủ, tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
công dân, cơ quan, tổ chức.
2. Vụ việc khiếu nại, tố cáo phát sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân, các cơ quan chuyên môn cấp nào thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân và thủ
trưởng cấp đó trực tiếp thụ lý, giải quyết. Nếu từ chối, đùn đẩy việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình sẽ bị xử lý theo quy định
của pháp luật.
3. Người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo phải thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2005 (sau đây gọi tắt là
Luật Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung) và pháp luật có liên quan.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo đều phải được xử lý
kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
5. Không thụ lý giải quyết các khiếu nại được quy định tại Điều 32 Luật
Khiếu nại, tố cáo đã sửa đổi, bổ sung và không xem xét giải quyết những tố cáo
-2-
được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 38 Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày
14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo (sau đây gọi tắt là Nghị định 136/2006/NĐ-CP của Chính phủ).
Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật
sư có quyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại. Khi tham gia quá
trình giải quyết khiếu nại, luật sư phải có thẻ luật sư; giấy yêu cầu giúp đỡ về
pháp luật của người khiếu nại; giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư đối
với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới
thiệu của Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư
hành nghề với tư cách cá nhân.
Cơ quan giải quyết khiếu nại, các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách
nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để luật sư giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật
trong quá trình giải quyết khiếu nại.
Điều 4. Trách nhiệm thụ lý và tham mưu đề xuất giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Cán bộ thụ lý phải chịu trách nhiệm về các chứng cứ do xác minh, thu
thập và các tình tiết nêu trong báo cáo kết luận trước thủ trưởng hoặc người có
thẩm quyền giao nhiệm vụ.
2. Thủ trưởng cơ quan được giao trách nhiệm tham mưu giải quyết khiếu
nại, tố cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất giải quyết vụ việc phù hợp
pháp luật.
Điều 5. Hồ sơ giải quyết khiếu nại
1. Việc giải quyết khiếu nại phải được lập thành hồ sơ. Hồ sơ giải quyết
khiếu nại bao gồm:
- Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
- Văn bản trả lời của người bị khiếu nại;
- Biên bản thẩm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định, biên bản gặp
gỡ, đối thoại;
- Báo cáo thẩm tra, đề xuất;
- Quyết định giải quyết khiếu nại;
- Các tài liệu khác có liên quan.
2. Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số trang theo thứ tự tài liệu và
được lưu giữ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người khiếu nại
khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án thì hồ sơ đó phải được chuyển cho Tòa án
khi có yêu cầu.
-3-
Chương II
QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
THUỘC THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
Mục I
...