Quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày, hồ sơ trình ký và ban hành văn bản của tỉnh Quảng Ngãi. Ban hành kèm theo quyết định số: ngày 21 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi. Quy định này quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày, hồ sơ trình ký và ban hành văn bản được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày, hồ sơ trình ký và ban hành văn bản của tỉnh Quảng Ngãi UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NGÃI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày, hồ sơ trình ký và ban hành văn bản của tỉnh Quảng Ngãi (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3051 /QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2005 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) Chƣơng I QUY ĐINH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng điều chỉnh Quy định này quy định về hình thức, thể thức, kỹ thuật trình bày, hồ sơ trình ký và ban hành văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). Trong quy định này thống nhất gọi tắt các huyện, thành phố (là cấp huyện); các xã, phường, thị trấn (là cấp xã). Điều 2. Một số nguyên tắc khi soạn thảo văn bản 1. Văn bản ban hành phải đúng thẩm quyền, đúng pháp luật. 2. Nội dung văn bản phải phù hợp với hình thức và tên loại văn bản. 3. Văn bản phải thể hiện tính nghiêm túc và thẩm mỹ. 4. Văn bản phải đúng quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản. Trường hợp khi trình bày các thành phần thể thức của văn bản phải ghi tắt thì các chữ viết tắt phải được quy định cụ thể. 5. Bố cục văn bản phải cân đối, hài hòa. Chƣơng II HÌNH THỨC, THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN Mục 1 HÌNH THỨC VĂN BẢN Điều 3. Hình thức văn bản Các hình thức văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm: 1. Văn bản quy phạm pháp luật Nghị quyết do Hội đồng nhân dân các cấp ban hành; quyết định, chỉ thị do Uỷ ban nhân dân các cấp ban hành theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004. 2. Văn bản hành chính Quyết định (cá biệt), chỉ thị (cá biệt), thông báo, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, giấy chứng nhận, giấy uỷ nhiệm, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển. Ngoài các hình thức văn bản hành chính nêu trên các cơ quan, tổ chức có thể lập ra một số mẫu: phiếu trình giải quyết công việc, phiếu sao văn bản, phiếu thẩm tra văn bản, phiếu phối hợp giải quyết công việc của các bộ phận liên quan, phiếu trình xin ý kiến (đối với văn bản mật, tối mật, tuyệt mật, khẩn, hỏa tốc), phiếu xử lý văn bản khẩn trong nội bộ. 3. Văn bản chuyên ngành Các văn bản chuyên ngành do các cơ quan, tổ chức ban hành theo quy định và hướng dẫn của ngành. Mục 2 THỂ THỨC VĂN BẢN VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN Điều 4. Phông chữ trình bày văn bản Phông chữ sử dụng để trình bày văn bản phải là các phông chữ tiếng Việt với kiểu chữ chân phương, bảo đảm tính trang trọng, nghiêm túc của văn bản. Đối với những văn bản dùng trong trao đổi thông tin điện tử giữa các cơ quan, tổ chức của Nhà nước, phải sử dụng các phông chữ của bộ mã ký tự chữ Việt (phông chữ tiếng Việt Unicode) theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001. Điều 5. Khổ giấy, kiểu trình bày và định lề trang văn bản 1. Khổ giấy Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày trên giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm). Các loại văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển có thể trình bày trên khổ A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn. 2. Kiểu trình bày Văn bản được đánh máy, in rõ ràng, sạch sẽ, không sai sót về ngữ pháp và lỗi chính tả. Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in theo chiều dài). Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định hướng bản in theo chiều rộng). 3. Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4) a) Trang mặt trước: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm Lề trái: cách mép trái từ 30-35 mm Lề phải: cách mép phải từ 15-20 mm b) Trang mặt sau: Lề trên: cách mép trên từ 20-25 mm Lề dưới: cách mép dưới từ 20-25 mm Lề trái: cách mép trái từ 15-20 mm Lề phải: cách mép phải từ 30-35 mm. Điề ...