Danh mục

Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị P1.

Số trang: 12      Loại file: docx      Dung lượng: 101.89 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu 'quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị p1.', kinh tế - quản lý, quy hoạch - đô thị phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị P1. Phần 1 Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị Ngày nay, khi các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phát triển mạnh mẽ và gặp phải những vấn đề có liên quan đến sức tải đô thị như các thành phố lớn khác trên thế giới, chính quyền các thành phố này đã cùng với các chuyên gia quy hoạch và các nhà kinh doanh bất động sản hướng tới khai thác không gian trên cao bằng cách xây dựng các cao ốc có nhiều tầng hầm và móng cọc sâu, đồng thời phát triển các tuyến đường bộ và đường sắt trên cao và ngầm dưới đất cùng với các hầm chứa xe ngầm QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ MỞ ĐẦU Mỗi đô thị đều ít nhiều có khai thác không gian ngầm để lấy nước sạch và lắp đặt các tuyến đường ống kỹ thuật như đường ống cấp nước, đường cống thoát nước. Việc khai thác không gian ngầm như vậy tương đối đơn giản, nói chung không cần phải đặc biệt lưu ý khi quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đô thị (tuy vậy nếu khai thác nước ngầm quá mức có thể gây lún cho mặt đất). Nhưng khi đô thị tăng trưởng đến mức độ nhất định thì sức tải (dung lượng) hiện hữu của một số khu vực, trước tiên là khu trung tâm thương mại, đạt tới mức độ tới hạn, khiến sự vận hành của đô thị bị tắc nghẽn và môi trường đô thị bị ô nhiễm nặng nề. Để tăng thêm sức tải cho khu vực đó, nhất là khi cần tạo đủ không gian thoáng trên mặt đất cho loại hình đô thị nén (compact city) có mật độ xây dựng rất cao, người ta tìm cách chuyển việc phát triển đô thị chỉ trên mặt đất sang phát triển theo không gian, tức là cả lên cao trên không và xuống ngầm dưới đất, nhờ các tiến bộ của công nghệ xây dựng hiện đại và bổ sung nhiều nội dung mới cho quy hoạch đô thị, trong đó có quy hoạch phát triển không gian ngầm. Ở nước ta trong hai cuộc kháng chiến, tại nhiều vùng đã xuất hiện hệ thống địa đạo, như Nam Hồng ở ngoại thành Hà Nội, Củ Chi ở ngoại thành Sài Gòn, Vĩnh Mốc ở Vĩnh Linh v.v. Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Hoa Kỳ, tại thủ đô Hà Nội đã xây dựng nhiều công trình ngầm sâu dành cho các cơ quan chỉ huy chiến đấu của Trung ương và của Hà Nội. Nói vậy để thấy nhân dân ta đã sớm tận dụng không gian ngầm vào mục đích chiến đấu. Công trình thủy điện Hòa Bình có không gian ngầm rộng lớn cũng chủ yếu là nhằm tăng khả năng phòng không. Ngày nay, khi các thành ph ố l ớn nh ư Hà N ội và TP H ồ Chí Minh phát tri ển mạnh mẽ và gặp ph ải nh ững v ấn đ ề có liên quan đ ến s ức t ải đô th ị nh ư các thành phố lớn khác trên th ế gi ới, chính quy ền các thành ph ố này đã cùng v ới các chuyên gia quy ho ạch và các nhà kinh doanh b ất đ ộng s ản h ướng t ới khai thác không gian trên cao b ằng cách xây d ựng các cao ốc có nhi ều t ầng h ầm và móng cọc sâu, đồng th ời phát tri ển các tuy ến đ ường b ộ và đ ường s ắt trên cao và ngầm dưới đất cùng v ới các h ầm ch ứa xe ng ầm. Th ế nh ưng vi ệc tri ển khai thực hiện các dự án công trình ng ầm đ ầu tiên đã b ộc l ộ nhi ều b ất c ập v ề ki ến thức, công ngh ệ, quy ho ạch, pháp lý và ph ương th ức huy đ ộng v ốn. Nhằm lưu ý các nhà hoạch định chính sách và chính quyền các đô thị nước ta về một chủ đề đang được thế giới quan tâm, hội thảo này đặt trọng tâm vào giới thiệu các nguyên lý cơ bản của quy hoạch không gian ngầm đô thị, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quy hoạch không gian trên mặt đất với quy hoạch không gian ngầm, thảo luận việc lập quy hoạch chi tiết không gian ngầm tại khu thương mại trung tâm và các khu nhà ở, cuối cùng là xem xét việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế có liên quan nhằm tạo điều kiện phát triển không gian ngầm tại các đô thị nước ta. Mong rằng kết quả của Hội thảo có thể bổ ích cho việc xây dựng chính sách mới mẻ nhưng rất quan trọng về khai thác sử dụng không gian ngầm để “phát triển đô thị cả bề rộng lẫn bề sâu”! PHẦN THỨ NHẤT KHAI THÁC KHÔNG GIAN NGẦM PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 1. Khái niệm chung về không gian ngầm đô thị 1.1. Đô thị hóa và không gian ngầm Ở nước ta, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh từ khi Đổi mới: nếu năm 1990 cả nước mới có 500 đô thị với 12,9 triệu dân, chiếm19,5% tổng dân số thì đến tháng 12/2010 đã có 755 đô thị với 26,3 triệu dân, chiếm 30,5 % tổng dân số, và dự báo đến 2025 có thể đạt tới 52 triệu người, chiếm khoảng nửa tổng dân số! Đáng chú ý là hiện nay đã có 12 đô thị lớn thuộc loại đặc biệt và loại 1 (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên), và hai trong số đó là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang trở thành đô thị trung tâm của hai vùng đô thị lớn (metropolitan areas). Trên quan điểm sử dụng đất, có thể phân ra 3 loại hình đô thị hóa (16): 1) Đô thị hóa gắn với mở rộng diện tích đất đô thị; 2) Đô thị hóa gắn với tăng mật độ dân cư trên đất đô thị hiện có; 3) Đô thị hóa kết hợp hai loại hình trên. Loại hình đô thị hóa thứ hai thể hiện xu hướng đô thị học mới gọi là “tăng trưởng thông minh' (Smart Growth), khuyến khích áp dụng chỉ tiêu mật độ đô thị tương đối cao thỏa đáng và việc sử dụng hỗn hợp đất đai với nhiều chức năng. Các khu đô thị như vậy được gọi là “đô thị nén” (Compact Cities), theo tên gọi do G.Dantzig và T.L. Saaty đưa ra từ năm 1973. Chú. Bà Victoria Kwakwa (Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam) trong bài báo “Đô thị hóa ở Việt Nam đứng trước ngã ba đường” nhân dịp công bố Báo cáo Đánh giá Đô thị hóa ở Việt Nam, nêu nhận xét: “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Đô thị Hà Nội được phê duyệt gần đây là một ví dụ với một hệ thống các thành phố vệ tinh chiếm diện tích lớn để giảm mật độ đô thị, đòi hỏi đầu tư lên đến hàng chục tỷ đô la Mỹ. Quy hoạch này dễ dẫn đến rủi ro đầu tư công có thể bị “nhốt” vào những khu vực không có nhu cầu…Với nguy cơ biến đổi khí hậu thì Việt Nam nên chuyển hướng tập trung phát triển thành phố gọn (tức đô thị nén), mật độ cao, tiết ...

Tài liệu được xem nhiều: