Danh mục

Quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới: Tác động đa chiều tới triển vọng ngành dệt may Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 587.26 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Năm 2019 đánh dấu bước tiến mới trong chính sách thương mại Việt Nam b ng l ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Bài viết này hướng tới cái nhìn đa chiều đối với quy định Quy tắc về xuất xứ (Rules of Origin). Tồn tại hai góc nhìn và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy tắc xuất xứ trong FTA thế hệ mới: Tác động đa chiều tới triển vọng ngành dệt may Việt NamVì vậy, để đảm bảo thực thi các cam kết khi tham gia CPTTP về quyền sở hữu trí tuệ nóichung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng thực sự là một thách thức lớn, cần phảivượt qua thì Việt Nam mới có thể hội nhập toàn diện và phát triển bền vững trong dài hạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trítuệ ngày 14/6/2019 3. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP 4. Kỷ yếu Hội nghị tập huấn phổ biến các quy định về quyền tác giả, quyền liên quantrong Hiệp định CPTPP và pháp luật Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh, ngày 12/09/2019 5. LS. Trần Mạnh Hùng, CPTPP - Những điều cần biết trước thềm mùa Xuân 2019,bài đăng trên Báo Đầu tư online ngày 02/01/2019 6. Nguyễn Việt, Cam kết sở hữu trí tuệ phức tạp nhất CPTPP, Báo Diễn đàndoanh nghiệp QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG FTA THẾ HỆ MỚI: TÁC ĐỘNG ĐA CHIỀU TỚI TRIỂN VỌNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM Ths. Phạm Phương Thạc Trường Đại học Ngoại Thuơng Ths. Hồ Ngọc Linh Bộ Công Thương Tóm lược: Năm 2019 đánh dấu bước tiến mới trong chính sách thương mại Việt Namb ng l ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA). Cùng với Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), EVFTA là hai Hiệpđịnh thương mại tự thế hệ mới với mức thuế cam kết xuống 0% đối với tất cả mặt hàng. Tuynhiên, các quy định “phi thuế quan” trong Hiệp định được coi là điểm nghẽn chủ yếu củaHiệp định. Bài viết này hướng tới cái nhìn đa chiều đối với quy định Quy tắc về xuất xứ(Rules of Origin). Tồn tại hai góc nhìn và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp choViệt Nam trong thời gian tới. Từ khoá: Quy tắc xuất xứ, thương mại quốc tế, xuất khẩu, dệt may.1. Đặt vấn đề Theo thống kê của Ban thư ký WTO, tính đến ngày 01 tháng 5 năm 2018, cả thế giớiđã có 673 FTA được các nước thành viên thông báo lên WTO, trong đó có 459 FTA đang cóhiệu lực (Văn phòng WTO, 2019). Tầm nhìn về thế giới ―một thị trường‖ (one market) là 1126chính sách thương mại nổi bật của các nước Châu Âu từ Hiệp ước Rome (Treaty of Rome)trước đây đến các Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement - FTA). Mục đích chủđạo của FTA nhằm khuyến khích sự phát triển thương mại thông qua giảm hàng rào thuếquan hoặc phi thuế quan giữa hai nước hoặc nhóm các nước. Đi cùng với xu hướng chung của Thế giới, tính đến năm 2019, Việt Nam đã ký kết 13Hiệp định thương mại tự do và đang trong quá trình đàm phán 3 Hiệp định khác. Trong đó,nổi bật nhất là vào ngày 30 tháng 6 năm 2019, Việt Nam và 28 nước thành viên Châu Âu kýHiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diệnvà Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, đây làhai Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới với ―cam kết rộng‖ và ―mức độ cam kết caonhất‖ của Việt Nam‖ (Văn phòng WTO, 2019). Các FTA thế hệ mới khác với FTA trước đây thông qua 4 đặc trưng chính. Thứ nhất,nội dung cam kết rộng. Các FTA thông thường cam kết các lĩnh vực vốn đã và đang đượcđiều chỉnh bởi các hiệp định của WTO, ví dụ như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ,quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinhkiểm dịch động thực vật. Các FTA thế hệ mới mở rộng phạm vi cam kết sang các những lĩnhvực ―phi truyền thống‖ như mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp Nhà nước, thương mạitrong mối quan hệ với môi trường, lao động, thương mại điện tử. Thứ hai, các FTA thế hệ mới mức độ cam kết sâu hơn. Tỷ lệ xóa bỏ thuế quan đối vớihàng nhập khẩu trong các FTA thế hệ mới thường lên đến gần 100% trong khi các FTA thôngthường có tỷ lệ thấp hơn. Thứ ba, đối tượng cam kết rộng bao gồm toàn bộ hàng hoá và khôngcó―loại trừ‖. Cuối cùng, yêu cầu và các cơ chế thực thi của FTA thế hệ mới chặt chẽ hơn rất nhiều.Nổi bật nhất là các cam kết khắt khe về ―quy tắc xuất xứ‖ (Rules of Origin – ROO). Đối vớicác Hiệp định FTA thế hệ trước, ROO được coi là một trong những nhân tố ―phi thuế quan‖hạn chế tác động của FTA sau khi Hiệp định được ký kết. Baldwin (2005) thống kê tỷ lệ tốiưu hoá Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) vào khoảng 64% trong năm 2000 vàdưới 10% đối với Hiệp định trong khối ASEAN (AFTA) trong năm 2002. Quy tắc xuất xứchặt chẽ là nguyên nhân chính khiến tỷ lệ tối ưu hoá ở mức thấp. Vì vậy, quy định ROO thặtchặt hơn tại các Hiệp định thế hệ mới mang đến nhiều nhận định trái chiều về tác động củacác Hiệp định này lên nền kinh tế Việt Nam. Các Hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết tại Việt Nam trong vòng hai năm trở lạiđây. Hiệp định CPTPP vừa có hiệu lực tháng 1/2019. EVFTA đã được Nghị viện EU thôngqua tháng 2/2020. Dự kiến, EVFTA sẽ được Quốc hội Việt Nam phê duyệt vào tháng 5/2020và chính thức thực thi vào tháng 7/2020 . Tác động của ROO lên hiệu quả EVFTA và CPTPPchưa thể định lượng. Vì vậy, trong bài viết này, nhóm tác giả tìm hiểu các nghiên cứu về tácđộng của ROO lên các Hiệp định khác, phân tích về quy tắc ROO trong khuôn khổ Hiệp địnhEVFTA cũng như CPTPP lấy vị dụ từ ngành dệt may. Cuối cùng, một số khuyến nghị chính 1127sách sẽ được đưa ra với định hướng làm nền tảng cho những nghiên cứu sau này về FTA thếhệ mới tác động lên nền kinh tế Việt Nam.2. Lý luận về quy tắc xuất xứ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) định nghĩa ROO là ―tập hợp các tiêu chí cầnthiết nhằm đảm bảo xác định được nguồn gốc quốc tịch của hàng hó ...

Tài liệu được xem nhiều: