Bài viết "Quy trình kỹ thuật thâm canh, bảo quản khoai sọ" tìm hiểu về quy trình kỹ thuật thâm canh, bảo quản khoai sọ từ thời vụ trồng, chuẩn bị đất trồng, cách trồng, bón phân, trừ sâu bệnh,... Mời các bạn cùng tham khảo bài viết tai đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình kỹ thuật thâm canh, bảo quản khoai sọ QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH, BẢO QUẢN KHOAI SỌ THÔNG TIN CHUNG1. Nhóm tác giả: ThS. Hà Mạnh Phong, TS. Lưu Ngọc Quyến, ThS. Nguyễn VănChinh, ThS. Lê Thiết Hải, KS. Phạm Văn Trình, Hà Văn Ngọc, Nguyễn Văn Huấn.2. Cơ quan tác giả: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.3. Nguồn gốc, xuất xứ: Từ kết nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển một số giống khoai sọ,khoai môn phục vụ sản xuất hàng hóa tại tỉnh Cao Bằng”.4. Phạm vi áp dụng: Tại tỉnh Cao Bằng và các địa phương có điều kiện tương tự.5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai sọ, khoaimôn NỘI DUNG QUY TRÌNH1. Thời vụ trồng: Khoai sọ là loại cây nhiệt đới nên có thể trồng được quanh năm.Tuy nhiên thích hợp và cho năng suất cao nhất ở vụ đông xuân. Các tỉnh miền Bắcdo nhiều giống có thời gian sinh trưởng dài hơn nên trồng tháng 2-3, thu hoạchtháng 11-12 dương lịch. Đối với một số giống khoai sọ ngắn ngày (TGST từ 4 - 6 tháng), một năm cóthể trồng 3 vụ như: Trồng tháng 2 - 3, thu tháng 5- 6; trồng tháng 5 - 6 thu tháng 9 -10; trồng tháng 9 - 10 thu tháng 12 - 1 năm sau.2. Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất tốt, tơi xốp, giàu mùn, cao ráo, dễ thoát nước đểtrồng khoai môn, khoai sọ. Các loại đất thịt nhẹ, cát pha, đất vườn miền núi, trungdu mới khai hoang thường cho năng suất cao, củ to và chất lượng tốt, ăn khôngsượng, không ngứa. Ngược lại nếu đất thấp, dễ bị ngập nước, nhất là thời gian sắpcho thu hoạch mà bị mưa nhiều hoặc đất ướt thì củ không hình thành bột được, ănsượng và rất ngứa. Đất được cày sâu, để ải ít nhất 15-20 ngày rồi bừa kỹ, bón nhiềuphân hữu cơ và lên luống cao. Nếu trồng khoai sọ nên lên luống rộng 2-3m để trồngthành băng; với khoai môn tốt nhất là trồng luống hẹp hơn: luống đôi 1,2-1,4m hoặcluống đơn 60cm, cao 50-60cm.3. Cách trồng: Khoai môn, sọ có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất vàn, đất soi bãi.Trồng trên đất cạn cần cày sâu bừa kỹ, làm nhỏ đất. Lên luống rộng 1-1,2m, cao 5-10cm. - Mật độ trồng: Trồng mật độ 30.000-35.000 cây/ha, khoảng cách: 50 x 40-50 cm. Cần lưu ý, đối với đất tốt, giống sinh trưởng khỏe trồng thưa hơn, đất xấu,dinh dưỡng thấp trồng mau hơn. - Cách trồng: Sau khi lên luống, bổ hốc dọc theo luống, mỗi luống trồng 2hàng. Bón lót phân chuồng và lân bên cạnh hốc, sau đó lấp nhẹ đất cho kín phân,đặt củ giống hướng mầm lên trên, dùng đất xốp lấp nhẹ cho kín củ giống ở độ sâu 3- 4 cm. Có thể sử dụng rơm rạ hoặc rác tủ lên trên bề mặt luống nhằm giữ ẩm đất.4. Phân bón: Khoai sọ là loại cây chịu thâm canh nên cần lượng phân bón nhiều,đặc biệt là nên sử dụng nhiều phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã được ủ hoai mục đểbón lót trước khi trồng.4.1. Lượng phân bón: Tùy điều kiện đất canh tác có thể bón lượng như sau (tínhcho 1 ha): Từ 10 -15 tấn phân chuồng mục, 280 - 300 kg urê + 500 - 550 kg supelân + 200 - 250 kg kali suphát.4.2. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng và supe lân. Trộn đều phân chuồng vàlân bón lót tập trung vào hốc trồng, tránh bón phân tiếp xúc trực tiếp với củ giống.Bón thúc lần 1 khi cây được 3 lá, lượng bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phânkali; Bón thúc lần 2 sau lần thứ nhất khoảng 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành vàphát triển, bón 1/2 lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali còn lại. Bón phân cáchgốc khoảng 10 - 15 cm vào khoảng trống giữa 2 khóm, bón phân ở độ sâu 3 - 4 cm,vùi kín phân. Kết hợp bón phân với làm cỏ, vun gốc.5. Chăm sóc: Thường xuyên xới xáo làm sạch cỏ dại trên ruộng khoai. Bón thúcđúng giai đoạn, đồng thời quan sát cây để điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợpđảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt.6. Phòng trừ sâu, bệnh:6.1. Sâu hại: - Sâu khoang: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất kỹ, cảy ải trước khi trồng. Làmcỏ vun xới thường xuyên. Sau khi thu hoạch thu gom tàn dư cây trồng để đốt hoặc ủlàm phân loại trừ trứng, ấu trùng sâu. Khi mật độ sâu cao có thể sử dụng thuốc hóahọc như: Sherpa 25EC, Abatimex 3.6EC, Ganoi 95 SP - Nhện đỏ: Đảm bảo đất đủ ẩm, không để ruộng bị khô hạn. Có thể sử dụng 1trong các loại thuốc để phun như: outus 5SC, Komite 5EC. - Rệp bông: Sử dụng thuốc hóa học Phun Bamber, Ga noi 95 SP, Scopion 3.6EC, Suprathion 25 EC, theo hướng dẫn của chuyên môn.6.2. Bệnh hại: - Bệnh sương mai: Chọn lọc các giống có khả năng chống chịu bệnh đểtrồng. Bón phân cân đối, trồng mật độ thích hợp, chăm sóc tạo cho cây sinh trưởngkhỏe. Khi có bệnh có thể phun các loại thuốc sau: Boocđô nồng độ 1%, Dacolin75WP nồng độ 0,2%, Rildomil 68WG, Altracol 70WP… - Bệnh khảm lá: Dùng nguồn giống sạch bệnh để trồng. Khi ruộng có cây bịbệnh tiến hành nhổ bỏ các cây bị bệnh. Sử dụng một số loại thuốc trừ sâu như:Bamber... , Midan 15WP, Phenodan 15WP, Bassa 40ND để diệt rầy (Aphisspiraeclla) là môi giới truyền bệnh.7. Thu hoạch: Khi thấy cây khoai đã héo ...