Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 259.63 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Canada có một quy trình lập pháp rất khoa học với đội ngũ các chuyên gia soạn thảo chuyên nghiệp làm việc tại Bộ Tư pháp. Các dự thảo luật trước khi được Chính phủ trình Quốc hội đã có một giai đoạn soạn thảo kỹ lưỡng với sự tham vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là sự quan tâm của Chính phủ trong việc cân nhắc cẩn trọng về mặt chính sách đối với mỗi dự án luật. Đồng thời, những kinh nghiệm về quá trình hài hoà hoá và pháp điển hoá các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada Tòa nhà Quốc hội Canada. Ảnh: ST Canada có một quy trình lập pháp rất khoa học với đội ngũ các chuyên gia soạn thảo chuyên nghiệp làm việc tại Bộ Tư pháp. Các dự thảo luật trước khi được Chính phủ trình Quốc hội đã có một giai đoạn soạn thảo kỹ lưỡng với sự tham vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là sự quan tâm của Chính phủ trong việc cân nhắc cẩn trọng về mặt chính sách đối với mỗi dự án luật. Đồng thời, những kinh nghiệm về quá trình hài hoà hoá và pháp điển hoá các văn bản pháp luật được Quốc hội và Chính phủ Canada thực hiện và tổng kết thường xuyên. Việt Nam cần có sự quan tâm, tiếp tục nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm hay của Canada trong quy trình lập pháp và pháp điển hóa. Canada là đất nước có hệ thống chính trị đa đảng theo chế độ đại nghị, đảng có số ghế nhiều nhất trong Quốc hội sẽ đứng ra lập Chính phủ. Các thành viên của Chính phủ cũng đồng thời là hạ nghị sỹ. Quốc hội Canada gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Thượng nghị viện có 104 thượng nghị sĩ do Toàn quyền bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của Thủ tướng. Thượng nghị sĩ thường là những người có uy tín trong xã hội như các nhà quý tộc, nhà văn, nhà hoạt động chính trị, xã hội... Hạ nghị viện gồm 308 hạ nghị sỹ, đại diện cho các đảng chính trị, do dân bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Hầu hết công việc của Quốc hội được thực hiện ở các ủy ban như thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, giám sát Chính phủ. Mỗi ủy ban có từ 7 đến 12 thành viên, tỉ lệ đại diện của mỗi đảng trong ủy ban tương ứng với tỉ lệ số ghế mà mỗi đảng có trong Quốc hội. Chủ nhiệm ủy ban được bầu từ các đại biểu của đảng cầm quyền, trừ 4 ủy ban: Ủy ban tài chính công, Ủy ban về quyền được thông tin, Ủy ban quyền cá nhân và tư cách đạo đức và Ủy ban hỗn hợp về giám sát việc thi hành pháp luật thì Chủ nhiệm Ủy ban phải là người của đảng đối lập. 1. Quy trình lập pháp của liên bang 1.1. Giai đoạn trước khi trình Quốc hội Năm 1947, Quốc hội ban hành một đạo luật quy định trách nhiệm soạn thảo các văn bản pháp luật thuộc Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp thành lập một cơ quan chuyên trách để soạn thảo các dự án luật. Một số Bộ khác cũng có bộ phận chuyên soạn thảo luật, nhưng các cán bộ soạn thảo là nhân sự thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Hiện tại, ngoài Cục soạn thảo luật đặt tại Bộ Tư pháp, có 4 Bộ có bộ phận soạn thảo luật, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và Bộ Môi trường. Bộ Tư pháp có vị trí quan trọng kể từ khi hình thành kiến nghị xây dựng luật, soạn thảo luật cho đến khi thông qua dự án luật ở Chính phủ để trình Quốc hội. Bộ Tư pháp còn có chức năng soạn thảo các văn bản pháp quy của Chính phủ mang tính liên bang (trừ việc soạn thảo các văn bản về thuế được giao cho Bộ Tài chính - trong trường hợp này, Bộ Tài chính soạn thảo và gửi về Bộ Tư pháp thẩm định) và chức năng giám sát việc thực hiện các văn bản dưới luật. Hầu hết các văn bản pháp luật được xây dựng đều xuất phát từ kiến nghị của các Bộ trưởng với Nội các, Đảng cầm quyền và Bộ Tư pháp. Một năm có hai lần, các Bộ trình ra Chính phủ các kiến nghị dự thảo luật. Ngoài ra, kiến nghị xây dựng luật cần thiết còn thể hiện trong một bản diễn thuyết của Toàn quyền. Bộ Tư pháp chỉ tiến hành soạn thảo dự luật do các Bộ yêu cầu khi nhận được một quyết định thể hiện sự đồng ý về việc xây dựng luật từ Văn phòng Nội các (Chính phủ) hoặc Chủ tịch Đảng cầm quyền trong Quốc hội. Trước khi Chính phủ quyết định thì Ban Ngân khố (gồm ba Bộ trưởng) có thẩm quyền xem xét quyết định việc có cần thiết xây dựng và ban hành các luật được trình hay không. Bộ phận thư ký của Ban ngân khố sẽ đưa ra các tiêu chí để các Bộ nêu yêu cầu xây dựng luật đưa ra các giải trình về những vấn đề tác động đến đối tượng, nếu vấn đề phức tạp thì có nhiều tiêu chí hơn. Sự đồng ý của Ban Ngân khố là sự đảm bảo về ngân sách cho việc xây dựng luật. Để thực hiện quy trình kiến nghị xây dựng luật, Bộ có yêu cầu xây dựng luật phải nêu chính sách và lấy ý kiến đóng góp của công chúng, chính quyền liên bang, tiểu bang, các cơ quan cấp Bộ khác, nhóm người thiểu số về dự án luật. Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý cho dự luật, Bộ có yêu cầu sẽ trình kiến nghị xây dựng luật đến Chính phủ. Trong kiến nghị phải có các nội dung: nhận diện văn bản, chính sách, giải pháp khuyến nghị, yêu cầu, hướng dẫn yêu cầu về soạn thảo… làm cơ sở để các cán bộ soạn thảo dựa vào đó xây dựng văn bản pháp luật. Tiếp theo, Bộ có yêu cầu sẽ xin ý kiến đóng góp của các Bộ khác và sau khi tiếp thu hoàn chỉnh sẽ có Tờ trình gửi tới một Uỷ ban thuộc Chính phủ (trong Chính phủ có các Uỷ ban về các lĩnh vực cụ thể, thành phần của các Uỷ ban này là các Bộ trưởng, riêng Uỷ ban về ưu tiên và kế hoạch có sự tham gia của Thủ tướng). Ủy ban này sẽ xem xét trước khi đưa ra phiên họp toàn thể của Chính phủ để phê duyệt, nếu không có ý kiến khác thì ý kiến của Uỷ ban là ý kiến cuối cùng. Các Uỷ ban này đưa ra các quyết định lập pháp của Chính phủ, sau đó, Bộ có yêu cầu mới chuyển yêu cầu xây dựng luật sang Bộ Tư pháp. Trên cơ sở nội dung yêu cầu được chuyển đến, Bộ Tư pháp giao cho một bộ phận của Cục soạn thảo thuộc Bộ để soạn thảo thành dự thảo luật. Bộ phận này có ít nhất hai người thạo tiếng Anh và tiếng Pháp với năm năm kinh nghiệm soạn thảo, người có kinh nghiệm hơn sẽ làm nhóm trưởng. Bộ có yêu cầu xây dựng luật cử một cán bộ liên lạc để dự tất cả các cuộc họp của nhóm soạn thảo. Cán bộ liên lạc này có vị trí quan trọng trong việc soạn thảo, có sự hiểu biết về pháp luật hiện hành đang được áp dụng, các chính sách để trực tiếp trao đổi góp ý với các cán bộ soạn thảo luật. Việc soạn thảo có thể thực hiện từ một vài ngày đến một vài tháng tuỳ theo độ phức tạp. Việc soạn thảo diễn ra tại phòng soạn thảo, mỗi soạn thảo viên có một máy tính và một bàn làm việc, cán bộ tiếng Anh ngồi bên trái, tiếng Pháp ngồi bên phải, cán bộ liên lạc ngồi đối diện. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ liên ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada Tòa nhà Quốc hội Canada. Ảnh: ST Canada có một quy trình lập pháp rất khoa học với đội ngũ các chuyên gia soạn thảo chuyên nghiệp làm việc tại Bộ Tư pháp. Các dự thảo luật trước khi được Chính phủ trình Quốc hội đã có một giai đoạn soạn thảo kỹ lưỡng với sự tham vấn của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là sự quan tâm của Chính phủ trong việc cân nhắc cẩn trọng về mặt chính sách đối với mỗi dự án luật. Đồng thời, những kinh nghiệm về quá trình hài hoà hoá và pháp điển hoá các văn bản pháp luật được Quốc hội và Chính phủ Canada thực hiện và tổng kết thường xuyên. Việt Nam cần có sự quan tâm, tiếp tục nghiên cứu, tham khảo những kinh nghiệm hay của Canada trong quy trình lập pháp và pháp điển hóa. Canada là đất nước có hệ thống chính trị đa đảng theo chế độ đại nghị, đảng có số ghế nhiều nhất trong Quốc hội sẽ đứng ra lập Chính phủ. Các thành viên của Chính phủ cũng đồng thời là hạ nghị sỹ. Quốc hội Canada gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện. Thượng nghị viện có 104 thượng nghị sĩ do Toàn quyền bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của Thủ tướng. Thượng nghị sĩ thường là những người có uy tín trong xã hội như các nhà quý tộc, nhà văn, nhà hoạt động chính trị, xã hội... Hạ nghị viện gồm 308 hạ nghị sỹ, đại diện cho các đảng chính trị, do dân bầu ra với nhiệm kỳ 5 năm. Hầu hết công việc của Quốc hội được thực hiện ở các ủy ban như thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật, giám sát Chính phủ. Mỗi ủy ban có từ 7 đến 12 thành viên, tỉ lệ đại diện của mỗi đảng trong ủy ban tương ứng với tỉ lệ số ghế mà mỗi đảng có trong Quốc hội. Chủ nhiệm ủy ban được bầu từ các đại biểu của đảng cầm quyền, trừ 4 ủy ban: Ủy ban tài chính công, Ủy ban về quyền được thông tin, Ủy ban quyền cá nhân và tư cách đạo đức và Ủy ban hỗn hợp về giám sát việc thi hành pháp luật thì Chủ nhiệm Ủy ban phải là người của đảng đối lập. 1. Quy trình lập pháp của liên bang 1.1. Giai đoạn trước khi trình Quốc hội Năm 1947, Quốc hội ban hành một đạo luật quy định trách nhiệm soạn thảo các văn bản pháp luật thuộc Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp thành lập một cơ quan chuyên trách để soạn thảo các dự án luật. Một số Bộ khác cũng có bộ phận chuyên soạn thảo luật, nhưng các cán bộ soạn thảo là nhân sự thuộc sự quản lý của Bộ Tư pháp. Hiện tại, ngoài Cục soạn thảo luật đặt tại Bộ Tư pháp, có 4 Bộ có bộ phận soạn thảo luật, gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế và Bộ Môi trường. Bộ Tư pháp có vị trí quan trọng kể từ khi hình thành kiến nghị xây dựng luật, soạn thảo luật cho đến khi thông qua dự án luật ở Chính phủ để trình Quốc hội. Bộ Tư pháp còn có chức năng soạn thảo các văn bản pháp quy của Chính phủ mang tính liên bang (trừ việc soạn thảo các văn bản về thuế được giao cho Bộ Tài chính - trong trường hợp này, Bộ Tài chính soạn thảo và gửi về Bộ Tư pháp thẩm định) và chức năng giám sát việc thực hiện các văn bản dưới luật. Hầu hết các văn bản pháp luật được xây dựng đều xuất phát từ kiến nghị của các Bộ trưởng với Nội các, Đảng cầm quyền và Bộ Tư pháp. Một năm có hai lần, các Bộ trình ra Chính phủ các kiến nghị dự thảo luật. Ngoài ra, kiến nghị xây dựng luật cần thiết còn thể hiện trong một bản diễn thuyết của Toàn quyền. Bộ Tư pháp chỉ tiến hành soạn thảo dự luật do các Bộ yêu cầu khi nhận được một quyết định thể hiện sự đồng ý về việc xây dựng luật từ Văn phòng Nội các (Chính phủ) hoặc Chủ tịch Đảng cầm quyền trong Quốc hội. Trước khi Chính phủ quyết định thì Ban Ngân khố (gồm ba Bộ trưởng) có thẩm quyền xem xét quyết định việc có cần thiết xây dựng và ban hành các luật được trình hay không. Bộ phận thư ký của Ban ngân khố sẽ đưa ra các tiêu chí để các Bộ nêu yêu cầu xây dựng luật đưa ra các giải trình về những vấn đề tác động đến đối tượng, nếu vấn đề phức tạp thì có nhiều tiêu chí hơn. Sự đồng ý của Ban Ngân khố là sự đảm bảo về ngân sách cho việc xây dựng luật. Để thực hiện quy trình kiến nghị xây dựng luật, Bộ có yêu cầu xây dựng luật phải nêu chính sách và lấy ý kiến đóng góp của công chúng, chính quyền liên bang, tiểu bang, các cơ quan cấp Bộ khác, nhóm người thiểu số về dự án luật. Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý cho dự luật, Bộ có yêu cầu sẽ trình kiến nghị xây dựng luật đến Chính phủ. Trong kiến nghị phải có các nội dung: nhận diện văn bản, chính sách, giải pháp khuyến nghị, yêu cầu, hướng dẫn yêu cầu về soạn thảo… làm cơ sở để các cán bộ soạn thảo dựa vào đó xây dựng văn bản pháp luật. Tiếp theo, Bộ có yêu cầu sẽ xin ý kiến đóng góp của các Bộ khác và sau khi tiếp thu hoàn chỉnh sẽ có Tờ trình gửi tới một Uỷ ban thuộc Chính phủ (trong Chính phủ có các Uỷ ban về các lĩnh vực cụ thể, thành phần của các Uỷ ban này là các Bộ trưởng, riêng Uỷ ban về ưu tiên và kế hoạch có sự tham gia của Thủ tướng). Ủy ban này sẽ xem xét trước khi đưa ra phiên họp toàn thể của Chính phủ để phê duyệt, nếu không có ý kiến khác thì ý kiến của Uỷ ban là ý kiến cuối cùng. Các Uỷ ban này đưa ra các quyết định lập pháp của Chính phủ, sau đó, Bộ có yêu cầu mới chuyển yêu cầu xây dựng luật sang Bộ Tư pháp. Trên cơ sở nội dung yêu cầu được chuyển đến, Bộ Tư pháp giao cho một bộ phận của Cục soạn thảo thuộc Bộ để soạn thảo thành dự thảo luật. Bộ phận này có ít nhất hai người thạo tiếng Anh và tiếng Pháp với năm năm kinh nghiệm soạn thảo, người có kinh nghiệm hơn sẽ làm nhóm trưởng. Bộ có yêu cầu xây dựng luật cử một cán bộ liên lạc để dự tất cả các cuộc họp của nhóm soạn thảo. Cán bộ liên lạc này có vị trí quan trọng trong việc soạn thảo, có sự hiểu biết về pháp luật hiện hành đang được áp dụng, các chính sách để trực tiếp trao đổi góp ý với các cán bộ soạn thảo luật. Việc soạn thảo có thể thực hiện từ một vài ngày đến một vài tháng tuỳ theo độ phức tạp. Việc soạn thảo diễn ra tại phòng soạn thảo, mỗi soạn thảo viên có một máy tính và một bàn làm việc, cán bộ tiếng Anh ngồi bên trái, tiếng Pháp ngồi bên phải, cán bộ liên lạc ngồi đối diện. Dưới sự hướng dẫn của cán bộ liên ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quy trình lập pháp pháp điển hóa Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1002 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 311 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 285 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 246 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 128 0 0 -
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 122 0 0 -
30 trang 119 0 0