Danh mục

Quy trình tổ chức cho học sinh thiết kê sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 19.17 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Quy trình tổ chức cho học sinh thiết kê sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học trình bày: Sơ đồ tư duy có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng xây dựng sơ đồ tư duy cho học sinh là rất cần thiết. Muốn rèn luyện có kết quả thì giáo viên phải xây dựng quy trình phù hợp để tổ chức cho học sinh thiết kế sơ đồ tư duy,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quy trình tổ chức cho học sinh thiết kê sơ đồ tư duy trong dạy học Sinh học QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KÊ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC PHAN ĐỨC DUY Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế LÝ HẢI ĐƯỜNG Trường THPT Chuyên Quốc Học, Huế Tóm tắt: Sơ đồ tư duy có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng xây dựng sơ đồ tư duy cho học sinh là rất cần thiết. Muốn rèn luyện có kết quả thì giáo viên phải xây dựng quy trình phù hợp để tổ chức cho học sinh thiết kế sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức… bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. [6] Trong dạy học nói chung, dạy học sinh học nói riêng việc tổ chức cho học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy trong quá trình học tập có một ý nghĩa rất quan trọng. Chỉ khi học sinh tự mình thiết kế được sơ đồ lúc đó mới hiểu sâu, nhớ lâu và nhớ có hệ thống các kiến thức đã học được. Muốn làm được điều này, trong quá trình dạy học mỗi giáo viên phải có kế hoạch, có quy trình cụ thể để rèn luyện cho người học cách thức thiết kế được sơ đồ tư duy. QUY TRÌNH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY Từ lý luận về sơ đồ tư duy, chúng tôi đã đưa ra quy trình xây dựng sơ đồ tư duy gồm 5 bước và đưa ví dụ minh họa. Bước 1: Xác định chủ đề trọng tâm. Bước 2: Xác định và liệt kê những từ khóa quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến chủ đề. Bước 3: Các từ khóa được sắp xếp ở những vị trí phù hợp trên các nhánh tương ứng với mức độ phân cấp. Bước 4: Dùng các đường nối để liên kết các từ khóa có quan hệ với nhau. Bước 5: Sửa chữa, hoàn chỉnh sơ đồ (có thể có những thay đổi cần thiết về cấu trúc và nội dung sơ đồ). [2], [3], [5], [6] Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 02(22)/2012: tr. 149-157 150 PHAN ĐỨC DUY – LÝ HẢI ĐƯỜNG Xác định chủ đề trọng tâm Xác định từ khóa Sắp xếp từ khóa trên các nhánh tương ứng của sơ đồ tư duy Dùng các đường nối để liên kết các từ khóa Hoàn chỉnh sơ đồ tư duy Sơ đồ 1. Quy trình thiết kế sơ đồ tư duy 2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy muốn rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự thiết kế sơ đồ tư duy trong quá trình học tập bộ môn cần trải qua 3 giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Cung cấp sơ đồ tư duy hoàn chỉnh cho học sinh. Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh là sơ đồ có đầy đủ từ khóa, đường nối, các hình ảnh. Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh có thể sử dụng ở khâu dạy kiến thức mới hoặc khâu củng cố, ôn tập. + Bước 1: Giáo viên cung cấp sơ đồ tư duy hoàn chỉnh + Bước 2: Giáo viên đưa hệ thống các hoạt động khai thác sơ đồ + Bước 3: Học sinh tự lực làm việc, lĩnh hội kiến thức thông qua việc quan sát, phân tích sơ đồ tư duy. Tùy mức độ khai thác nông hay sâu, có thể sử dụng sơ đồ tư duy để dạy phổ thông hay dạy chuyên hay bồi dưỡng học sinh giỏi. + Bước 4: Giáo viên sửa chữa, kết luận nếu dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới hoặc nhận xét, cho điểm nếu dùng sơ đồ tư duy trong khâu ôn tập, củng cố. Chú ý, giáo viên kết hợp bài giảng điện tử trong khi khai thác sơ đồ. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình tổ chức học sinh thiết kế sơ đồ tư duy, do đó, sau khi học sinh trả lời được nội dung kiến thức nào thì giáo viên nhấn mạnh các từ khóa có xuất hiện trong sơ đồ tư duy. Điều này rèn luyện cho học sinh kỹ năng xác định từ khóa trong việc thiết kế sơ đồ tư duy. QUY TRÌNH TỔ CHỨC CHO HỌC SINH THIẾT KẾ SƠ ĐỒ TƯ DUY… 151 - Giai đoạn 2: Cung cấp sơ đồ tư duy khuyết. Sơ đồ khuyết là sơ đồ chỉ có một số từ khóa và nhánh. Sơ đồ tư duy khuyết có thể dùng ở các mức độ khác nhau như khuyết từ khóa, khuyết nhánh hoặc khuyết đường liên hệ. Sơ đồ tư duy khuyết có thể được dùng ở khâu dạy bài mới, khâu củng cố, ôn tập và khâu kiểm tra, đánh giá. + Bước 1: Giáo viên cung cấp sơ đồ tư duy khuyết. + Bước 2: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động giúp học sinh tìm ra từ khóa, mối liên hệ giữa các kiến thức để hoàn thiện sơ đồ tư duy nếu dùng sơ đồ tư duy để dạy bài mới, và bước này không cần thiết nếu dùng sơ đồ tư duy trong khâu củng cố, ôn tập hoặc khâu kiểm tra, đánh giá. + Bước 3: Học sinh tự lực làm việc, hoàn chỉnh từng phần của sơ đồ. + Bước 4: Giáo viên kết luận và hoàn chỉnh sơ đồ tư duy. Khi sửa chữa sơ đồ tư duy của học sinh, giáo viên phải chú ý chỉ ra những chỗ chưa đúng, giúp học sinh hiểu kỹ và có kỹ thuật thiết kế sơ đồ tư duy. - Giai đoạn 3: Học sinh tự xây dựng sơ đồ tư duy. Biện pháp tự xây dựng sơ đồ tư duy là giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động để học sinh tự xác định từ khóa trọng tâm, xác định mức độ phân cấp của các kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các từ khóa, từ đó tự xây dựng sơ đồ tư duy. Biện pháp này có thể sử dụng trong khâu dạy bài mới hoặc khâu củng cố, ôn tập, khâu kiểm tra đánh giá. + Bước 1: Giáo viên đưa ra hệ thống các hoạt động. Để học sinh xác định được ...

Tài liệu được xem nhiều: