Quyền lập quy của Chính phủ Liên bang Nga
Số trang: 26
Loại file: pdf
Dung lượng: 312.48 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để tiếp tục phục vụ công tác nghiên cứu, so sánh, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, chúng tôi xin giới thiệu các quy định của pháp luật Liên bang Nga về quy trình soạn thảo, ban hành, công bố, hiệu lực, xử lý và đăng ký quốc gia văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các cơ quan hành pháp Liên bang Nga.
...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền lập quy của Chính phủ Liên bang Nga Quyền lập quy của Chính phủ Liên bang Nga Điện Kremli - thủ đô Mátxccơva, Liên bang Nga. Ảnh: ST Để tiếp tục phục vụ công tác nghiên cứu, so sánh, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, chúng tôi xin giới thiệu các quy định của pháp luật Liên bang Nga về quy trình soạn thảo, ban hành, công bố, hiệu lực, xử lý và đăng ký quốc gia văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các cơ quan hành pháp Liên bang Nga. I. Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Liên bang Nga 1. Cơ sở pháp lý và hình thức văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính phủ 1.1. Cơ sở pháp lý Liên bang Nga không có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ Liên bang Nga được các văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh. Đó là Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993; Luật hiến pháp liên bang về Chính phủ Liên bang Nga (sau đây gọi tắt là Luật về Chính phủ Liên bang Nga); Sắc lệnh số 763 ngày 23/5/1996 của Tổng thống Liên bang Nga quy định về thủ tục công bố và hiệu lực của các quyết định của Tổng thống, Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của các cơ quan hành pháp liên bang; Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 260 ngày 01/6/2004. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị định số 195 ngày 05/3/2009 về thẩm định dự thảo VBQPPL và các văn bản khác nhằm phát hiện các quy định tạo điều kiện cho tham nhũng, Nghị định số 196 ngày 05/3/2009 về Phương pháp thẩm định dự thảo VBQPPL và các văn bản khác nhằm phát hiện các quy định tạo điều kiện cho tham nhũng. 1.2.* Hình thức văn bản Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Hiến pháp Liên bang Nga thì căn cứ và để thực hiện Hiến pháp Liên bang, các luật liên bang, các VBQPPL của Tổng thống, Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định và bảo đảm việc thực hiện các văn bản đó. Điều 23 Luật về Chính phủ Liên bang Nga quy định: các văn bản mang tính quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức nghị định của Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành không mang tính quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức quyết định của Chính phủ. Như vậy, Chính phủ ban hành một loại VBQPPL duy nhất là nghị định. Điều 29 Luật về Chính phủ Liên bang Nga quy định: để giải quyết các vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Chính phủ, có thể thành lập Đoàn Chủ tịch Chính phủ. Đoàn Chủ tịch họp và có thể thông qua quyết định nhưng không được trái với các quyết định đã được tập thể Chính phủ thông qua và Chính phủ có thể hủy bỏ bất cứ quyết định nào của Đoàn Chủ tịch Chính phủ. Theo quy định tại khoản 9 Quy chế làm việc của Chính phủ thì Chủ tịch, các Phó Chủ tịch ban hành các nghị quyết và theo quy định của pháp luật, các nghị quyết này không phải là VBQPPL. 2. Thủ tục soạn thảo và thông qua các dự thảo nghị định Các bộ liên bang soạn thảo các dự thảo nghị định. Tờ trình kèm theo dự thảo nghị định phải nêu rõ căn cứ trình, các thông tin về nội dung và sự nhất trí đối với dự thảo, thuyết minh, giải trình về kinh phí cần thiết, các dự báo về hậu quả kinh tế - xã hội, tài chính và các hậu quả khác do việc thực hiện nghị định đó (nếu được ban hành) gây ra. 2.1. Tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định Dự thảo nghị định phải có sự thỏa thuận của: các bộ trưởng liên bang về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ đó và của các cơ quan hành pháp khác của liên bang; người đứng đầu các cơ quan hành pháp khác của liên bang (không phải là các bộ liên bang) về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của các cơ quan này; các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức khác trong trường hợp cần thiết. Người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang trình dự thảo nghị định, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ xác định thành phần các cơ quan, tổ chức cần xin ý kiến bổ sung. Cơ quan được lấy ý kiến phải góp ý đối với dự thảo nghị định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo. Nếu cơ quan được lấy ý kiến mà không góp ý đối với dự thảo thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày hết hạn góp ý, dự thảo nghị định vẫn có thể được trình Chính phủ. Trường hợp có các ý kiến khác nhau đối với dự thảo, người lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phải thảo luận với người lãnh đạo các cơ quan, tổ chức đã đóng góp ý kiến. Dự thảo nghị định còn có các ý kiến khác nhau vẫn có thể được trình Chính phủ kèm theo biên bản cuộc họp lấy ý kiến và bản chính các văn bản đóng góp ý kiến có chữ ký của những người có ý kiến khác nhau. Trường hợp không nhận được biên bản cuộc họp góp ý do người đứng đầu của cơ quan được lấy ý kiến ký thì trong thời hạn năm ngày kể từ ngày biên bản được gửi đến cơ quan đó, dự thảo nghị định có thể được trình Chính phủ kèm theo biên bản mà không có chữ ký của người đứng đầu của cơ quan được lấy ý kiến. Các dự thảo nghị định trình Chính phủ còn có ý kiến khác nhau được báo cáo Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ (phụ trách lĩnh vực) để đề nghị tiếp tục thủ tục hoàn chỉnh. Các ý kiến khác nhau đối với dự thảo được Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ (phụ trách lĩnh vực) xem xét với sự tham gia của các bộ trưởng liên bang, người đứng đầu các cơ quan hành pháp khác của Liên bang có ý kiến khác nhau. Đối với các ý kiến khác nhau thì phải thông qua các quyết định để giải quyết. Các ý kiến khác nhau có thể được giải quyết tại cuộc họp của cơ quan phối hợp hoặc tư vấn có liên quan của Chính phủ, tại Văn phòng Chính phủ và theo chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ (phụ trách lĩnh vực). Theo quyết định của Chủ tịch, các ý kiến khác nhau chưa được giải quyết có thể được đưa ra phiên họp Chính phủ. Đối với các vấn đề theo quy định của pháp luật chỉ được giải quyết tại phiên họp Chính phủ, quyết định cuối cùng về giải quyết các ý kiến khác nhau chỉ được thông qua tại phiên họp Chính phủ. 2.2. Thẩm định dự thảo nghị định Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến, trước khi trình Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gử ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền lập quy của Chính phủ Liên bang Nga Quyền lập quy của Chính phủ Liên bang Nga Điện Kremli - thủ đô Mátxccơva, Liên bang Nga. Ảnh: ST Để tiếp tục phục vụ công tác nghiên cứu, so sánh, học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài nhằm hoàn thiện pháp luật về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta, chúng tôi xin giới thiệu các quy định của pháp luật Liên bang Nga về quy trình soạn thảo, ban hành, công bố, hiệu lực, xử lý và đăng ký quốc gia văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và các cơ quan hành pháp Liên bang Nga. I. Quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Liên bang Nga 1. Cơ sở pháp lý và hình thức văn bản quy phạm pháp luậtcủa Chính phủ 1.1. Cơ sở pháp lý Liên bang Nga không có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ Liên bang Nga được các văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh. Đó là Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993; Luật hiến pháp liên bang về Chính phủ Liên bang Nga (sau đây gọi tắt là Luật về Chính phủ Liên bang Nga); Sắc lệnh số 763 ngày 23/5/1996 của Tổng thống Liên bang Nga quy định về thủ tục công bố và hiệu lực của các quyết định của Tổng thống, Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của các cơ quan hành pháp liên bang; Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 260 ngày 01/6/2004. Ngoài ra, Chính phủ ban hành Nghị định số 195 ngày 05/3/2009 về thẩm định dự thảo VBQPPL và các văn bản khác nhằm phát hiện các quy định tạo điều kiện cho tham nhũng, Nghị định số 196 ngày 05/3/2009 về Phương pháp thẩm định dự thảo VBQPPL và các văn bản khác nhằm phát hiện các quy định tạo điều kiện cho tham nhũng. 1.2.* Hình thức văn bản Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Hiến pháp Liên bang Nga thì căn cứ và để thực hiện Hiến pháp Liên bang, các luật liên bang, các VBQPPL của Tổng thống, Chính phủ ban hành các nghị định, quyết định và bảo đảm việc thực hiện các văn bản đó. Điều 23 Luật về Chính phủ Liên bang Nga quy định: các văn bản mang tính quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức nghị định của Chính phủ; các văn bản chỉ đạo, điều hành không mang tính quy phạm pháp luật được ban hành dưới hình thức quyết định của Chính phủ. Như vậy, Chính phủ ban hành một loại VBQPPL duy nhất là nghị định. Điều 29 Luật về Chính phủ Liên bang Nga quy định: để giải quyết các vấn đề cấp bách theo đề nghị của Chủ tịch Chính phủ, có thể thành lập Đoàn Chủ tịch Chính phủ. Đoàn Chủ tịch họp và có thể thông qua quyết định nhưng không được trái với các quyết định đã được tập thể Chính phủ thông qua và Chính phủ có thể hủy bỏ bất cứ quyết định nào của Đoàn Chủ tịch Chính phủ. Theo quy định tại khoản 9 Quy chế làm việc của Chính phủ thì Chủ tịch, các Phó Chủ tịch ban hành các nghị quyết và theo quy định của pháp luật, các nghị quyết này không phải là VBQPPL. 2. Thủ tục soạn thảo và thông qua các dự thảo nghị định Các bộ liên bang soạn thảo các dự thảo nghị định. Tờ trình kèm theo dự thảo nghị định phải nêu rõ căn cứ trình, các thông tin về nội dung và sự nhất trí đối với dự thảo, thuyết minh, giải trình về kinh phí cần thiết, các dự báo về hậu quả kinh tế - xã hội, tài chính và các hậu quả khác do việc thực hiện nghị định đó (nếu được ban hành) gây ra. 2.1. Tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định Dự thảo nghị định phải có sự thỏa thuận của: các bộ trưởng liên bang về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ đó và của các cơ quan hành pháp khác của liên bang; người đứng đầu các cơ quan hành pháp khác của liên bang (không phải là các bộ liên bang) về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của các cơ quan này; các cơ quan khác của Nhà nước và các tổ chức khác trong trường hợp cần thiết. Người đứng đầu cơ quan hành pháp liên bang trình dự thảo nghị định, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ xác định thành phần các cơ quan, tổ chức cần xin ý kiến bổ sung. Cơ quan được lấy ý kiến phải góp ý đối với dự thảo nghị định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo. Nếu cơ quan được lấy ý kiến mà không góp ý đối với dự thảo thì trong thời hạn ba ngày kể từ ngày hết hạn góp ý, dự thảo nghị định vẫn có thể được trình Chính phủ. Trường hợp có các ý kiến khác nhau đối với dự thảo, người lãnh đạo cơ quan chủ trì soạn thảo phải thảo luận với người lãnh đạo các cơ quan, tổ chức đã đóng góp ý kiến. Dự thảo nghị định còn có các ý kiến khác nhau vẫn có thể được trình Chính phủ kèm theo biên bản cuộc họp lấy ý kiến và bản chính các văn bản đóng góp ý kiến có chữ ký của những người có ý kiến khác nhau. Trường hợp không nhận được biên bản cuộc họp góp ý do người đứng đầu của cơ quan được lấy ý kiến ký thì trong thời hạn năm ngày kể từ ngày biên bản được gửi đến cơ quan đó, dự thảo nghị định có thể được trình Chính phủ kèm theo biên bản mà không có chữ ký của người đứng đầu của cơ quan được lấy ý kiến. Các dự thảo nghị định trình Chính phủ còn có ý kiến khác nhau được báo cáo Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ (phụ trách lĩnh vực) để đề nghị tiếp tục thủ tục hoàn chỉnh. Các ý kiến khác nhau đối với dự thảo được Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ (phụ trách lĩnh vực) xem xét với sự tham gia của các bộ trưởng liên bang, người đứng đầu các cơ quan hành pháp khác của Liên bang có ý kiến khác nhau. Đối với các ý kiến khác nhau thì phải thông qua các quyết định để giải quyết. Các ý kiến khác nhau có thể được giải quyết tại cuộc họp của cơ quan phối hợp hoặc tư vấn có liên quan của Chính phủ, tại Văn phòng Chính phủ và theo chỉ đạo của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Chính phủ (phụ trách lĩnh vực). Theo quyết định của Chủ tịch, các ý kiến khác nhau chưa được giải quyết có thể được đưa ra phiên họp Chính phủ. Đối với các vấn đề theo quy định của pháp luật chỉ được giải quyết tại phiên họp Chính phủ, quyết định cuối cùng về giải quyết các ý kiến khác nhau chỉ được thông qua tại phiên họp Chính phủ. 2.2. Thẩm định dự thảo nghị định Sau khi hoàn thành việc lấy ý kiến, trước khi trình Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo phải gử ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyền lập quy Chính phủ Liên bang Nga Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 1021 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 321 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 299 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 248 0 0 -
9 trang 232 0 0
-
6 trang 179 0 0
-
22 trang 153 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 134 0 0 -
30 trang 126 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 123 0 0