Thông tin tài liệu:
E. Anthony Wayne Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhưng đáng tiếc là vấn đề này lại thường xuyên được đề cập theo chiều hướng nhấn mạnh đến những điều gây tranh cãi và những tranh luận trái ngược nhau. Thực ra có rất nhiều nội dung về bảo vệ sở hữu trí tuệ mà mọi người có thể nhất trí được với nhau. Để hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng ta cần dành một chút thời gian xem xét quá trình phát triển của quyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền sở hữu trí tuệ - TẠI SAO BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LẠI QUAN TRỌNG
Quyền sở hữu trí tuệ
TẠI SAO BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
TRÍ TUỆ LẠI QUAN TRỌNG
E. Anthony Wayne
Hiện nay, người ta ngày càng quan tâm tới các vấn đề sở hữu trí tuệ. Nhưng đáng
tiếc là vấn đề này lại thường xuyên được đề cập theo chiều hướng nhấn mạnh đến
những điều gây tranh cãi và những tranh luận trái ngược nhau. Thực ra có rất
nhiều nội dung về bảo vệ sở hữu trí tuệ mà mọi người có thể nhất trí được với
nhau.
Để hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này, chúng ta cần dành một chút thời gian xem xét
quá trình phát triển của quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và vai trò của IPR trong việc đạt
được những những mục tiêu chung. Sau khi xem xét, chúng ta đi tới một kết luận
rằng việc bảo vệ sở hữu trí tuệ đóng một vai tr ò sống còn trong quá trình phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng chỉ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không thôi sẽ
không thể có được những phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhưng một quốc
gia khó có thể đạt được những mục tiêu phát triển nếu không có sự bảo vệ này.
BẢN QUYỀN VÀ VĂN HÓA
Chúng ta có thể ghi nhận khái niệm về “bản quyền” đã có từ thế kỷ 17 ở nước Anh
với luật bảo vệ những tác phẩm sáng tạo của văn sỹ, nghệ sỹ, ca sỹ và sau này là
các nhà làm phim và chuyên gia viết phần mềm. Khái niệm này thậm chí còn được
trang trọng ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ tại Điều I, Mục 8, Khoản 8 “Quốc
hội có quyền … nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học và nghệ thuật bằng cách đảm bảo
quyền tối cao của tác giả và nhà phát minh trong một khoảng thời gian nhất định
đối với những tác phẩm và phát minh của họ”.
Quyền sở hữu trí tuệ
Ý tưởng cơ bản về bản quyền này rất đơn giản: Các nghệ sỹ và người sáng tác cần
phải được hưởng thành quả lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất
định và sau đó thì những thành quả này sẽ thuộc về toàn thể xã hội. Xã hội được
lợi bởi quy định này sẽ khuyến khích sáng tạo và tạo ra những sản phẩm văn hóa
phong phú đa dạng cho mọi người. Thực chất thì chúng ta có thể nói rằng bảo hộ
bản quyền là điều cần thiết để đảm bảo sự sáng tạo văn hóa trong xã hội.
Nhưng nếu việc bảo hộ bản quyền là quan trọng trong việc đạt được những thành
quả văn hóa thì đương nhiên việc ăn cắp những sản phẩm được bảo hộ bản quyền -
tức là việc sao chép trái phép các sản phẩm văn hóa - là mối nguy hại cho lĩnh vực
sáng tác trong xã hội chúng ta. Nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Tổ
chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) và thậm chí cả Tổ chức Văn hóa, Khoa học
và Giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đều thừa nhận mối liên hệ này. Thực
ra, nếu chúng ta truy cập trang web của UNESCO (http://www.unesco.org) th ì
chúng ta sẽ thấy cả một phần được dành cho vấn đề bản quyền và một danh sách
các chương trình và ấn phẩm giải thích rõ hơn cho chúng ta về lợi ích của bản
quyền đối với những chính sách văn hóa, khoa học, giáo dục và giúp ta có những
phương thức chống lại nạn ăn cắp bản quyền.
Cho dù gần đây báo chí nói nhiều đến việc tải phim và nhạc trên mạng ở các nước
phát triển như Hoa Kỳ, nhưng thực ra những vi phạm nghiêm trọng phần lớn lại
xảy ra ở các nước đang phát triển. Nhiều giọng ca mới, nhiều tác giả và kịch bản
phim đã không thể ra đời đơn giản chỉ vì các nghệ sỹ này không có đủ động lực để
chấp nhận mạo hiểm. Họ biết rằng cho dù họ có sản xuất ra sản phẩm gì chăng nữa
thì sản phẩm của họ ngay lập tức sẽ bị sao chép - ăn cắp - và họ không được cung
cấp đủ tiền bạc để phát triển tài năng của mình.
Đây không phải là một lập luận trừu tượng: Việc ăn cắp bản quyền diễn ra ở tất cả
các châu lục. Một ví dụ điển hình là Hồng Kông, nơi ngành công nghiệp điện ảnh
phát triển mạnh đã bị ảnh hưởng ghê gớm bởi nạn ăn cắp bản quyền đến nỗi một
Quyền sở hữu trí tuệ
vài năm trước đây người ta dự đoán rằng Hồng Kông sẽ không giữ được ngành
công nghiệp điện ảnh nữa. Hiện nay, ngành công nghiệp này ở Hồng Kông đang
khởi sắc trở lại và khán giả khắp nơi trên thế giới được thưởng thức những bộ
phim mới rất hay do chính quyền Hồng Kông đã mạnh tay xử lý nạn ăn cắp bản
quyền. Các xưởng phim trong ngành công nghiệp điện ảnh của Băng-la-đét
“Dhaliwood” đã đình công vào tháng 3 năm 2004 nhằm phản đối tình trạng ăn cắp
bản quyền và yêu cầu chính phủ phải hành động. Những tiến triển tương tự cũng
đã diễn ra trong ngành âm nhạc trên thế giới. Các nhạc sỹ Ê-ti-ô-pia đã đình công
bảy tháng liền vào năm 2003 nhằm gây áp lực đòi chính phủ phải có những biện
pháp chống nạn ăn cắp bản quyền mạnh mẽ hơn. Các nghệ sỹ này đều hiểu rõ tầm
quan trọng của việc bảo vệ những tác phẩm của họ trước những kẻ xâm phạm bản
quyền.
BẰNG SÁNG CHẾ VÀ SỰ ĐỔI MỚI
Bằng sáng chế bảo hộ rất nhiều các loại phát minh như kiểu dáng công nghiệp,
quy trình sản xuất, sản phẩm công nghệ cao, hợp chất phân tử. Bằng sáng chế
cũng được ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ giống như bản quyền. Hiến pháp trao
cho Quốc hội quyền thúc đẩy “sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật” bằng cách
cho các nhà phát minh được hưởng độc quyền tối cao trong một thời gian nhất
định đối với những “phát minh” của họ.
Khái niệm về bằng sáng chế dựa trên cơ sở thỏa hiệp có đi, có lại. Nhà phát minh
hay sáng chế có độc quyền tối cao trong việc sử dụng phát minh của mình trong
một thời gian nhất định. Để đổi lại, quy định của hầu hết các quốc gia đều y êu cầu
nhà phát minh công bố phương pháp tìm ra phát minh để cho mọi người có thể
hiểu và học hỏi được từ những phát minh này. Sau khi thời hạn bảo hộ phát minh
hết hạn thì bất cứ ai cũng có thể sử dụng hay bán phát minh này. Nhà phát minh
được khuyến khích về mặt kinh tế để chấp nhận rủi ro và sáng tạo; xã hội nhận
Quyền sở hữu trí tuệ
được lợi ích của phát minh và kiến thức của nhà phát minh được ứng dụng trong
những lĩnh vực khác.
Người Mỹ luôn tự hào là một dân tộc có nhiều nhà phát minh sáng chế sẵn sàng
thử nghiệm những cái mới trong cả ngành công nghiệp lẫn cả trong chính trị. Vì
vậy, bằng sáng chế là một phần quan trọng trong lịch sử phát triển của Hoa ...