Danh mục

Quyền sở hữu trí tuệ - THẢO LUẬN BÀN TRÒN: Việc thực thi, một ưu tiên của tất cả các quốc gia

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.04 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiều quốc gia đã thông qua những đạo luật phức tạp bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm gia nhập các hiệp định hoặc các tổ chức quốc tế và khu vực. Với việc làm đó, một quốc gia đã có được bước đi quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, việc ban hành các đạo luật đơn thuần không giúp cho một quốc gia thực thi hiệu quả các quyền của chủ sở hữu. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng những cơ chế thực thi thích hợp. Tại sao việc thực thi một cách hiệu quả lại thường...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền sở hữu trí tuệ - THẢO LUẬN BÀN TRÒN: Việc thực thi, một ưu tiên của tất cả các quốc gia Quyền sở hữu trí tuệ THẢO LUẬN BÀN TRÒN: Việc thực thi, một ưu tiên của tất cả các quốc gia Nhiều quốc gia đã thông qua những đạo luật phức tạp bảo vệ sở hữu trí tuệ nhằm gia nhập các hiệp định hoặc các tổ chức quốc tế và khu vực. Với việc làm đó, một quốc gia đã có được bước đi quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, việc ban hành các đạo luật đơn thuần không giúp cho một quốc gia thực thi hiệu quả các quyền của chủ sở hữu. Điều đó đòi hỏi phải xây dựng những cơ chế thực thi thích hợp. Tại sao việc thực thi một cách hiệu quả lại thường chậm chễ hơn thời điểm đạo luật đã bắt đầu có hiệu lực? Đâu là những rào cản của việc thực thi? Liệu tất cả hay chỉ một số ít các quốc gia sẽ được hưởng những ích lợi của việc thực thi? Văn phòng các Chương trình Thông tin Quốc tế (IIP) thuộc Bộ Ngoại giao đã mời một nhóm các chuyên gia của Chính phủ Hoa Kỳ đã thảo luận những câu hỏi trên và những vấn đề khác liên quan đến việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ (IPR). Được điều hành bởi Berta Gomez và sau đó là một tác giả-nhà biên tập cao cấp của Văn phòng An ninh Kinh tế thuộc IIP, cuộc thảo luận bàn tròn có sự tham gia của: Michael Smith, cố vấn luật sư của Văn phòng thực thi thuộc Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Thương mại Hoa Kỳ (USPTO); Jason Gull, luật sư tại tòa của Phòng Tội phạm Máy tính và Sở hữu Trí tuệ, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ; và Joseph Howard, cố vấn luật sư cao cấp thuộc bộ phận Quyền Sở hữu Trí tuệ, Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ, Bộ An ninh Nội địa. Theo các chuyên gia này, việc thực thi hiệu quả các quyền sở hữu trí tuệ nên là một ưu tiên của tất cả các quốc gia tìm kiếm sự tăng trưởng kinh tế và sự tham gia đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. Sau đây là nội dung cuộc thảo luận của họ. Quyền sở hữu trí tuệ CHỦ TỌA CUỘC HỌP: Trước hết, việc thực thi hiệu quả nên được đặt vào đâu thì thích hợp trong chiến lược tổng thể về sở hữu trí tuệ? SMITH: Khi mà nền kinh tế thế giới phát triển và các nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào thông tin thuộc sở hữu của công nghệ cao, thì tầm quan trọng của việc bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ cũng tăng lên. Khi Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu thương mại bắt đầu tiến hành việc đào tạo ở nước ngoài năm 1997, điểm nhấn chính là việc gợi ý cho các quốc gia soạn thảo những đạo luật phù hợp với các điều khoản của Hiệp định về các Khía cạnh Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (TRIPS). Theo thời gian, điểm nhấn đã được chuyển từ các đạo luật này sang những gì mà hàng ngày các quốc gia thực tế đang làm. Chúng tôi nhận ra rằng nhiều quốc gia có các đạo luật trong sách vở phù hợp với Hiệp định TRIPS, song còn rất nhiều việc phải làm để thực thi những quyền này ở các khu vực biên giới và trong các hệ thống tòa án dân sự và hình sự. Khi mà tác quyền, thương hiệu thương mại và sáng chế trở nên ngày càng quan trọng hơn đối với nền kinh tế Hoa Kỳ, thì lợi ích của chúng ta trong việc bảo vệ những quyền đó ở nước ngoài cũng tăng lên. Và những chủ sở hữu người Mỹ hoặc người nước khác trên khắp thế giới sẽ không muốn đầu tư vào những quốc gia, nơi mà hàng ngày, tác quyền, sáng chế, nhãn hiệu thương mại và bí mật thương mại không được bảo vệ thích đáng. GULL: Theo quan điểm của chúng tôi ở Bộ Tư pháp, việc làm điều hòa các luật sở hữu trí tuệ trên thế giới thông qua các điều ước quốc tế, thậm chí là từ Công ước Berne, là quan trọng nhằm xác định quyền của các tác giả, nhà phát minh và các công ty đối với sản phẩm của họ. Chúng tôi muốn được chứng kiến các quốc gia đi đến một thỏa thuận chung về những quyền n ày nên như thế nào. Quyền sở hữu trí tuệ Tuy nhiên, nếu thực thi không hiệu quả, những đạo luật này về cơ bản sẽ chỉ là những lời hứa suông. Việc thực thi một cách hiệu quả các đạo luật này là cần thiết để các tác giả, nhà phát minh có thể đưa ra những quyết định hợp lý về việc liệu họ có nên xuất bản, công bố hay phát minh một thứ gì đó hay không. Trong vài năm gần đây, việc thực thi đã trở thành một vấn đề quan trọng hơn nhiều. Một loạt các yếu tố, kể cả những tiến bộ trong việc vận chuyển đ ường thủy, trong công nghệ, viễn thông và Internet, đã tạo nên những thị trường ngày càng mang tính quy mô toàn cầu. Khi mà những hàng hóa hữu hình có thể di chuyển qua biên giới dễ dàng và với chi phí rẻ, thì các vấn đề về sở hữu trí tuệ cũng coi như được “xuất khẩu”. Chẳng hạn như hàng giả được sản xuất tại Đông Á đã trở thành một vấn nạn từ lâu nay. Song việc sản xuất hàng giả như vậy còn trở thành một vấn nạn thậm chí lớn hơn vì các sản phẩm trở nên rẻ hơn và dễ dàng được chuyên chở tới nhiều nơi trên thế giới. Internet cho phép việc thông báo ngay lập tức những thông tin trên thế giới gần như miễn phí. Vì vậy, bên cạnh hoạt động tích cực mà công nghệ này mang lại, người ta đang sử dụng Internet để xâm phạm ồ ạt quyền sở hữu trí tuệ. Vấn nạn này đang tăng lên khi khu vực kỹ thuật số của nền kinh tế đang lớn mạnh tại Hoa Kỳ và những quốc gia khác. CHỦ TỌA CUỘC HỌP: Ông nói rằng những tiến bộ trong việc chuyên chở làm cho hàng hóa di chuyển dễ dàng hơn qua biên giới. Liệu đây có phải là một rào cản đối với việc thực thi hiệu quả? HOWARD: Có lẽ rào cản lớn nhất đối với việc thực thi hiệu quả chính là sự thiếu hiểu biết một cách đầy đủ giá trị của các quyền sở hữu trí tuệ của mọi quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Quyền sở hữu trí tuệ Tôi đã diễn thuyết tại một số nước, và người ta đã hỏi tôi: “Tại sao tôi phải làm điều đó? Tại sao chúng ta lại đang bảo vệ những quốc gia và những nhà sản xuất giàu có - những người nắm trong tay những quyền sở hữu trí tuệ này?”. Câu trả lời của tôi là: thứ nhất, nếu đất nước của bạn được quản lý bởi pháp quyền và đã ký kết những điều ước quốc tế nào đó, thì việc tôn trọng các cam kết này là bắt buộc. Thứ hai, khi đất nước bạn xây dựng các khu vực kinh tế của riêng mình, trong đó những nhà sản xuất, nhà phát minh hoặc thợ thủ công đang ...

Tài liệu được xem nhiều: