Quyền tự do kinh doanh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh bởi tòa án
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 336.48 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong bài viết này, dưới góc nhìn so sánh, tác giả nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản với pháp luật Việt Nam để thấy được sự tương đồng và khác biệt. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam để đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền tự do kinh doanh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh bởi tòa án INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BỞI TÒA ÁN BUSINESS FREEDOM IN SETTLEMENT OF BUSINESS DISPUTES BY COURT Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ntttrang@uel.edu.vn TÓM TẮT Quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh là một trong những thành tố của quyền tự do kinh doanh. Đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh là đảm bảo quyền thực hiện các hoạt động khắc phục, loại trừ và tháo gỡ các tranh chấp kinh doanh nhằm đảm bảo lợi ích của chủ thể kinh doanh. Trong bài viết này, dưới góc nhìn so sánh, tác giả nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản với pháp luật Việt Nam để thấy được sự tương đồng và khác biệt. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam để đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa án. Từ khóa: Quyền tự do kinh doanh, giải quyết tranh chấp, kinh doanh, tòa án. ABSTRACT Freedom right of business dispute resolution is one of the components of business freedom. Ensuring freedom right of business disputes resolution is ensuring the right to conduct activities to overcome, eliminate and remove business disputes to ensure the interests of business entities. In this article, by comparation methodology, the author studies international law and the laws of the United States, China, France, and Japan with Vietnamese laws to see the similarities and differences. Since then, the author made a number of recommendations to improve Vietnamese law to ensure freedom right of business disputes resolution by the Court. Keywords: Business freedom, dispute resolution, business, court. 1. Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 tại Khoản 1, Điều 11 ghi nhận: “Mọi người được có một cuộc sống thích đáng cho bản thân và gia đình, quyền được cải thiện không ngừng điều kiện sống”. Để đảm bảo quyền sống cuộc sống thích đáng và không ngừng cải thiện điều kiện sống (giá trị tốt đẹp mà con người hướng tới) thì đảm bảo quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng là tất yếu. Xét dưới góc độ triết lý khách quan, tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng là phạm trù tồn tại khách quan, mang tính tất yếu, là quyền tự nhiên của con người (Bùi Xuân Hải, 2011). Trong quá trình kinh doanh sẽ xuất hiện những tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh. Việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh là cần thiết. Bài viết này dựa trên cơ sở lý thuyết của quyền tự do cá nhân và tự do ý chí để đánh giá được ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp của chủ thể kinh doanh thông qua Tòa án. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Quyền tự do kinh doanh nói chung và tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh nói riêng dựa trên nền tảng quyền tự do cá nhân và tự do ý chí. Cụ thể: Quyền tự do cá nhân: “Quyền tự do” là khái niệm được nhiều học giả tiếp cận về “tự do” và “quyền”. (1) Để lý giải cho khái niệm “tự do”, có các quan điểm sau: (i) Theo Montesquieu: “Tự do với ý nghĩa triết học là được thực hiện ý chí của mình hoặc ít ra là được nói lên quan niệm về thực hiện ý chí ấy, và trong một nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm những điều không nên làm” (Montesquieu, 2010). (ii) Theo Friedrich Hayek: “Tự do chân chính, 922 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 không hề không nhất quán với pháp luật, mà trên thực tế phụ thuộc vào pháp luật. Pháp luật đích thực là hiện thân của tự do. Pháp luật là nhân tố cốt lõi của tự do. Pháp luật đúng đắn là tự do và tự do là sự thống trị của pháp luật” (Mai Hồng Quỳ, 2010). Tóm lại, tự do là được thực hiện ý chí hoặc thể hiện ý chí của mình mà không bị ép buộc; thể hiện và thực hiện ý chí thống nhất với pháp luật và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. (2) Tiếp cận về “quyền”: Theo Ayn Rand, quyền là sự tự do hành động theo lý trí, vì các mục tiêu riêng, do sự lựa chọn riêng tự nguyện, không bị cưỡng ép (Mai Hồng Quỳ, 2010). Theo Từ điển tiếng Việt, quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi (Trung tâm từ điển học, 2009). Từ những quan điểm trên về “quyền” và “tự do”, “quyền tự do” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi theo đúng ý chí của mình mà không bị ép buộc bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Từ những quan điểm nêu trên của các học giả có thể rút ra: “Tự do cá nhân là điều pháp luật hoặc xã hội công nhận cho chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi, đồng thời cá nhân đó phải công nhận và tôn trọng tự do của người khác”. Tự do ý chí: Tự do ý chí là vấn đề được nhiều nhà triết học từ cổ đại đến nay tranh luận. Khi đề cập tới tự do ý chí, các triết gia đã hình thành hai trường phái lớn đó là những người theo: (i) Thuyết tất định như Aristotle, Kant,… cho rằng: tự do ý chí là tự do hành động dựa trên nguyên nhân nào đó (Andy Yu, 2009); (ii) Thuyết quyết định như Hobbe, Hume,…cho rằng: tự do ý chí là tự do quyết định và nó là nguyên nhân của hành động (Raymond Wacks, 2011 và Bob Doyle, 2011). Tác giả bài viết nhận thấy, cách tiếp cận tự do ý chí theo Thuyết quyết định là phù hợp. Bởi vì, tự do ý chí có nghĩa là tự do quyết định, chứ không phải tự do hành động. Đó là ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền tự do kinh doanh trong giải quyết tranh chấp kinh doanh bởi tòa án INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 QUYỀN TỰ DO KINH DOANH TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH BỞI TÒA ÁN BUSINESS FREEDOM IN SETTLEMENT OF BUSINESS DISPUTES BY COURT Nguyễn Thị Thu Trang Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh ntttrang@uel.edu.vn TÓM TẮT Quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh là một trong những thành tố của quyền tự do kinh doanh. Đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh là đảm bảo quyền thực hiện các hoạt động khắc phục, loại trừ và tháo gỡ các tranh chấp kinh doanh nhằm đảm bảo lợi ích của chủ thể kinh doanh. Trong bài viết này, dưới góc nhìn so sánh, tác giả nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật Hoa Kỳ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản với pháp luật Việt Nam để thấy được sự tương đồng và khác biệt. Từ đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam để đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa án. Từ khóa: Quyền tự do kinh doanh, giải quyết tranh chấp, kinh doanh, tòa án. ABSTRACT Freedom right of business dispute resolution is one of the components of business freedom. Ensuring freedom right of business disputes resolution is ensuring the right to conduct activities to overcome, eliminate and remove business disputes to ensure the interests of business entities. In this article, by comparation methodology, the author studies international law and the laws of the United States, China, France, and Japan with Vietnamese laws to see the similarities and differences. Since then, the author made a number of recommendations to improve Vietnamese law to ensure freedom right of business disputes resolution by the Court. Keywords: Business freedom, dispute resolution, business, court. 1. Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 tại Khoản 1, Điều 11 ghi nhận: “Mọi người được có một cuộc sống thích đáng cho bản thân và gia đình, quyền được cải thiện không ngừng điều kiện sống”. Để đảm bảo quyền sống cuộc sống thích đáng và không ngừng cải thiện điều kiện sống (giá trị tốt đẹp mà con người hướng tới) thì đảm bảo quyền tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng là tất yếu. Xét dưới góc độ triết lý khách quan, tự do nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng là phạm trù tồn tại khách quan, mang tính tất yếu, là quyền tự nhiên của con người (Bùi Xuân Hải, 2011). Trong quá trình kinh doanh sẽ xuất hiện những tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh. Việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh là cần thiết. Bài viết này dựa trên cơ sở lý thuyết của quyền tự do cá nhân và tự do ý chí để đánh giá được ưu, nhược điểm của pháp luật Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do giải quyết tranh chấp của chủ thể kinh doanh thông qua Tòa án. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý thuyết Quyền tự do kinh doanh nói chung và tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh nói riêng dựa trên nền tảng quyền tự do cá nhân và tự do ý chí. Cụ thể: Quyền tự do cá nhân: “Quyền tự do” là khái niệm được nhiều học giả tiếp cận về “tự do” và “quyền”. (1) Để lý giải cho khái niệm “tự do”, có các quan điểm sau: (i) Theo Montesquieu: “Tự do với ý nghĩa triết học là được thực hiện ý chí của mình hoặc ít ra là được nói lên quan niệm về thực hiện ý chí ấy, và trong một nước có pháp luật, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm những điều không nên làm” (Montesquieu, 2010). (ii) Theo Friedrich Hayek: “Tự do chân chính, 922 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2019 ICYREB 2019 không hề không nhất quán với pháp luật, mà trên thực tế phụ thuộc vào pháp luật. Pháp luật đích thực là hiện thân của tự do. Pháp luật là nhân tố cốt lõi của tự do. Pháp luật đúng đắn là tự do và tự do là sự thống trị của pháp luật” (Mai Hồng Quỳ, 2010). Tóm lại, tự do là được thực hiện ý chí hoặc thể hiện ý chí của mình mà không bị ép buộc; thể hiện và thực hiện ý chí thống nhất với pháp luật và được pháp luật ghi nhận, bảo vệ. (2) Tiếp cận về “quyền”: Theo Ayn Rand, quyền là sự tự do hành động theo lý trí, vì các mục tiêu riêng, do sự lựa chọn riêng tự nguyện, không bị cưỡng ép (Mai Hồng Quỳ, 2010). Theo Từ điển tiếng Việt, quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi (Trung tâm từ điển học, 2009). Từ những quan điểm trên về “quyền” và “tự do”, “quyền tự do” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi theo đúng ý chí của mình mà không bị ép buộc bởi bất kỳ chủ thể nào khác. Từ những quan điểm nêu trên của các học giả có thể rút ra: “Tự do cá nhân là điều pháp luật hoặc xã hội công nhận cho chủ thể được hưởng, được làm, được đòi hỏi, đồng thời cá nhân đó phải công nhận và tôn trọng tự do của người khác”. Tự do ý chí: Tự do ý chí là vấn đề được nhiều nhà triết học từ cổ đại đến nay tranh luận. Khi đề cập tới tự do ý chí, các triết gia đã hình thành hai trường phái lớn đó là những người theo: (i) Thuyết tất định như Aristotle, Kant,… cho rằng: tự do ý chí là tự do hành động dựa trên nguyên nhân nào đó (Andy Yu, 2009); (ii) Thuyết quyết định như Hobbe, Hume,…cho rằng: tự do ý chí là tự do quyết định và nó là nguyên nhân của hành động (Raymond Wacks, 2011 và Bob Doyle, 2011). Tác giả bài viết nhận thấy, cách tiếp cận tự do ý chí theo Thuyết quyết định là phù hợp. Bởi vì, tự do ý chí có nghĩa là tự do quyết định, chứ không phải tự do hành động. Đó là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quyền tự do kinh doanh Giải quyết tranh chấp Chủ thể kinh doanh Quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh Quyền kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích hoạt động kinh doanh (Bài tập - Bài giải): Phần 1
135 trang 197 0 0 -
Quyết định số 46/2004/ QĐ-UB
2 trang 116 0 0 -
9 trang 101 0 0
-
3 trang 88 0 0
-
8 trang 78 0 0
-
59 trang 77 0 0
-
10 trang 74 0 0
-
Bài giảng Luật kinh doanh: Chương 2 (phần 2) - Pháp luật về chủ thể kinh doanh
14 trang 66 0 0 -
Giáo trình Pháp luật kinh tế: Phần 1 - PGS. TS. Lê Thị Thanh (Tái bản lần 2)
231 trang 50 0 0 -
96 trang 50 0 0