Quyết định 4075/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định 4075/QĐ-UBND năm 2013 ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH THANH HÓA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------- --------------- Số: 4075/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 19 tháng 11 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TỈNH THANH HÓA NĂM 2014 CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓACăn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;Căn cứ Quyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hànhHướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;Căn cứ Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm ban hành kèm theoQuyết định số 5026/QĐ-BYT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành Hướngdẫn xây dựng Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm;Căn cứ Công văn số 840/AIDS-KH ngày 27/8/2013 của Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế”về việc xây dựng Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2014;Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 2125/TTr-SYT ngày 04/11/2013 về việc Phêduyệt Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hóa năm 2014, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS” tỉnh ThanhHóa năm 2014 với các nội dung chủ yếu như sau:1. Tên và cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch1.1. Tên k ế ho ạch: Kế ho ạ ch phòng, ch ống HIV/AIDS t ỉnh Thanh Hóa năm 2014 .1.2. Cơ quan chủ trì: Sở Y tế.1.3. Cơ quan tổ chức thực hiện kế hoạch: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa.2. Mục tiêu2.1. Mục tiêu chungGóp phần thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 vàtầm nhìn 2030, khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,25%, giảm tác độngcủa HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.2.2. Mục tiêu cụ thể2.2.1. Thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS- Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễmHIV/AIDS lên 60% và phản đối những quan điểm sai lầm về lây nhiễm HIV/AIDS;- 80% các cơ quan thông tin đại chúng ở địa phương thực hiện tổ chức truyền thông phòng, chốngHIV/AIDS theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế;- 90% các cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS của các địa phương và các ban, ngành,đoàn thể được tập huấn về truyền thông phòng, chống HIV/AIDS hoặc về quản lý chương trìnhtruyền thông phòng, chống HIV/AIDS;- 85% đơn vị, địa phương tổ chức ít nhất một mô hình, hoạt động truyền thông và triển khaitháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS khác;- 60% doanh nghiệp (3.564/5.940) trên địa bàn tỉnh có tổ chức hoạt động truyền thông phòng,chống HIV/AIDS;2.2.2. Giám sát dịch HIV/AIDS và Can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS- Thiết lập hệ thống giám sát dịch HIV có khả năng dự báo xu hướng dịch HIV/AIDS tại 27/27huyện, thị, thành phố trong tỉnh;- Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy xuống dưới 15%, nhóm ngườibán dâm dưới 4% và nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính dưới 3%;- 100% đơn vị thực hiện đủ báo cáo định kỳ và đảm bảo chất lượng số liệu về tỷ lệ nhiễm HIVtrong các nhóm có nguy cơ cao, nhóm đại diện cho cộng đồng;- 50% đối tượng có hành vi nguy cơ cao và 4% dân số trưởng thành được xét nghiệm HIV vàbiết được kết quả xét nghiệm của họ;- 90% người nghiện chích ma túy sử dụng bơm kim tiêm sạch;- Số người nghiện chích ma túy được điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thaythế đạt 1.200 người vào năm 2014;2.2.3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con- Trên 80% người lớn và 100% trẻ em nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị bằng thuốc ARV đượctiếp cận với dịch vụ điều trị bằng thuốc ARV;- 100% cán bộ Y tế và ngành Công an bị phơi nhiễm với HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệpđược tiếp cận điều trị dự phòng bằng thuốc ARV;- 80% người nhiễm HIV mắc Lao được điều trị đồng thời Lao và ARV;- 80% người nhiễm HIV/AIDS tiếp tục duy trì và điều trị sau 12 tháng điều trị bằng thuốc ARVphác đồ bậc 1;- 75% PNMT được tư vấn HIV và 80% số PNMT được tư vấn chấp nhận làm xét nghiệm HIV;- 100% PNMT nhiễm HIV phát hiện được và con của họ được điều trị ARV;- 90% mẹ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc, can thiệp sau sinh;2.2.4. Công tác xét nghiệm HIV: 80% phòng xét nghiệm thuộc y tế công lập đủ tiêu chuẩn sànglọc HIV. Từng bước xây dựng phòng xét nghiệm HIV chuẩn quốc gia tại Trung tâm phòng, chốngHIV/AIDS đạt tiêu chuẩn ISO 15189.2.2.5. Theo dõi và đánh giá chương trình- 100% các chỉ số được đo lường đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.- 100% các huyện, thị, thành phố có đủ cơ sở dữ liệu đánh giá chương trình phòng, chốngHIV/AIDS3. Nội dung hoạt động và giải pháp3.1. Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi- Phối hợp với đài truyền hình, đài truyền thanh tỉnh, huyện, các báo Trung ương và địa phươngtrên địa bàn thường xuyên đưa tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS.- Phát huy hệ thống loa, đài truyền thanh xã, thôn, bản trong hoạt động truyền thông, đặc biệtđội truyền thông lưu động tại các huyện miền núi.- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, cả truyền thông trực tiếp và gián tiếp, chú trọngtruyền thông trực tiếp tới các nhóm đối tượng nguy cơ, người nhiễm và người nhà người nhiễm.3.2. Can thiệp giảm tác hại- Duy trì và phát triển đội ngũ đồng đẳng viên, cộng tác viên, tăng cường tiếp cận người NCMTvà MD.- Duy trì các cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tếthành phố đưa vào hoạt động mới 04 cơ sở tại các Trung tâm y tế: Cẩm Thủy; Mường Lát; SầmSơn; Quan Hóa và tiếp tục triển khai thực hiện thêm 03 cơ sở tại các Trung tâm y tế: HoằngHóa, Đông Sơn, Hậu Lộc.- Duy trì độ bao phủ và tính sẵn có của chương tr ...