QUYẾT ĐỊNHVỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyết định số 1379/QĐ-KTNN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 14 tháng 8 năm 2012 Số: 1379/QĐ-KTNN QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CÔNG TÁC CỦA TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚCCăn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về cơcấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước;Căn cứ Quyết định số 555/QĐ-KTNN ngày 11/7/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành Quy chếlàm việc của Kiểm toán Nhà nước;Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH:Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểmtoán Nhà nước:1. Đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước theo quy địnhcủa Luật Kiểm toán Nhà nước.2. Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạtđộng của Kiểm toán Nhà nước trước pháp luật, trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ;thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước; lãnh đạo, điều hànhcông tác của Kiểm toán Nhà nước; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề cótính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhànước.Tổng Kiểm toán Nhà nước phân công các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước giúp Tổng Kiểm toán Nhà nướctheo dõi, chỉ đạo, xử lý các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước trongtừng lĩnh vực công tác của Kiểm toán Nhà nước.3. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo sự phân côngcủa Tổng Kiểm toán Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước, trước pháp luật vềnhiệm vụ được phân công; kịp thời bá o cáo, xin ý kiến của Tổng Kiểm toán Nhà nước những vấn đề quantrọng. Những công việc liên quan đến các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước khác thì chủ động cùng phối hợpgiải quyết, trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.4. Khi vắng mặt tại trụ sở Kiểm toán Nhà nước và nếu xét thấy cần thiết, Tổng Kiểm toán Nhà nước ủynhiệm Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợpPhó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực vắng mặt thì Tổng Kiểm toán Nhà nước ủy nhiệm một PhóTổng Kiểm toán Nhà nước khác lãnh đạo công tác của Kiểm toán Nhà nước.5. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước vắng mặt thì Tổng Kiểmtoán Nhà nước trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc hoặc phân công cho một Phó Tổng Kiểm toán Nhà nướckhác chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước đó.6. Căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, điều chỉnh việc phân công nhiệm vụcủa Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước để đảm bảo thực hiện chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước.Điều 2. Phân công nhiệm vụ của Tổng Kiểm toán Nhà nước và các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước:1. Tổng Kiểm toán Nhà nước Đinh Tiến Dũnga) Phụ trách chung các lĩnh vực công tác trong toàn ngành; lãnh đạo và chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước thựchiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật Kiểm toán nhà nước.b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:- Công tác tổ chức cán bộ.- Công tác bảo vệ chính trị nội bộ.- Công tác thi đua - khen thưởng.- Công tác cải cách hành chính.- Công tác kiểm toán trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ quan đảng, cơ yếu và dự trữ quốc gia.- Công tác đối ngoại của Kiểm toán Nhà nước.- Quan hệ phối hợp giữa Kiểm toán Nhà nước với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội.- Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực.c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ; Chủ tịch Hội đồng thi đua - Khen thưởng;Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước.d) Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ia,Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành Ib.2. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Kháia) Thực hiện nhiệm vụ Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước thường trực.b) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:- Công tác xây dựng cơ bản của Kiểm toán Nhà nước.- Công tác tài chính - kế toán, hành chính, quản trị, văn thư - lưu trữ.- Công tác thông tin, tuyên truyền.- Công tác kiểm toán trong các lĩnh vực ngân hàng nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng và các quỹ tàichính tập trung của Nhà nước (ngoài ngân sách).- Quan hệ phối hợp với các cơ quan bộ, ban, ngành trung ương và các địa phương liên quan đến nhiệm vụđược phân công theo dõi, chỉ đạo.c) Trực tiếp làm nhiệm vụ Thủ trưởng cơ quan Kiểm toán Nhà nước; Trưởng Ban chỉ đạo thực hành tiếtkiệm, chống lãng phí Kiểm toán Nhà nước; Người phát ngôn của Kiểm toán Nhà nước; Phó Chủ tịch Hộiđồng Thi đua - khen thưởng Kiểm toán Nhà nước; Chủ tịch Hội đồng Kiểm toán Nhà nước theo sự phâncông của Tổng Kiểm toán Nhà nước.d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Văn phòng Kiểm toán Nhà nước; Kiểm toán Nhà nước chuyênngành VII; Kiểm toán Nhà nước khu vực IV; Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII; Báo Kiểm toán.3. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Cao Tấn Khổnga) Giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo các lĩnh vực công tác:- Công tác pháp chế; thanh tra; quan hệ quốc tế.- Công tác kiểm tra nội bộ, giải quyết ...